Hơn 10 năm trước,âmsựnhóilònggiáoviênđithuyềnđếnlớpgiữaốcđảothủyđiệkq barca hàng chục ngàn người dân các xã của huyện Tương Dương nằm theo dọc sông Nậm Nơn như Kim Đa, Kim Tiến, Hữu Dương... chấp thuận di dời, nhường những bản làng bao đời cha ông sinh sống cho thủy điện Bản Vẽ phát sáng. Nơi sinh sống mới của họ là khu tái định cư ở xã Ngọc Lâm và Thanh Sơn (huyện Thanh Chương).
Đây là cuộc di dân lớn chưa từng có trong lịch sử xây dựng thủy điện ở Nghệ An.
Do ở địa hình cao hơn, những người dân 'láng giềng' ở xã Hữu Khuông vẫn được ở lại ven khu vực lòng hồ. Giữa núi non và mênh mông nước, xã nghèo trở thành một “ốc đảo”.
Lòng hồ thủy điện trở thành “mạch máu giao thông” ở đây. Nhưng từ khu tái định cư, những giáo viên dạy học ở Hữu Khuông phải di chuyển qua quãng đường gập ghềnh hàng trăm cây số. Trong đó, riêng di chuyển bằng thuyền từ trung tâm hành chính của huyện Tương Dương đến Hữu Khuông cũng phải mất khoảng 2 tiếng đồng hồ mới vào đến.
Đi thuyền trên lòng hồ đến trường học ở xã Hữu Khuông. Ảnh: Quốc Huy |
"Mẹ ơi, thuyền sao không đi nhanh nhanh"
Những ngày đầu tháng 11, cô Lao Thị Nhàn (SN 1994), giáo viên Trường Tiểu học Hữu Khuông bắc ghế viết lên bảng dòng chữ “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam”.
Cô tâm sự, ai cũng biết Hữu Khuông là xã khó khăn bậc nhất ở huyện Tương Dương. Vào đây nhận nhiệm vụ, các thầy cô đều phải chấp nhận xa gia đình.
“Từ trung tâm thị trấn Hoà Bình của huyện Tương Dương đi vào Hữu Khuông phải mất gần 3 giờ đồng hồ, trong đó có gần 2 tiếng đi thuyền trên sông. Lần đầu tiên em đi thuyền bị say sóng, có cảm giác lo sợ vì thuyền nhỏ, nhưng bây giờ lần nào đi cũng chuẩn bị áo phao, lỡ rơi xuống nước còn có sức mà bơi” – cô Nhàn bộc bạch về cảm giác đi thuyền gần 40km để đến trường dạy học.
Cô Lao Thị Nhàn trên bục giảng. Ảnh: Quốc Huy |
Đến bây giờ, đối với cô Nhàn việc đi thuyền trên sông đã quá quen thuộc mà không còn sợ hãi sau gần 1 năm đến lớp. Mỗi lần di chuyển phải gom đủ 9 đến 10 người thì chủ thuyền mới xuất bến. Đến ngày đi, cô Nhàn phải hẹn lịch chủ thuyền từ trước, bởi thuyền không phải lúc nào cũng có chuyến đi ra hay vào. Chi phí phải trả là 50.000 đồng.
Tính ra mỗi tháng 4 lần về thăm con, cô Nhàn chi phí khoảng 400.000 đồng vé thuyền. Xuống thuyền, cô Nhàn lại phải chạy xe máy hơn 150km nữa để về nhà ở Khu tái định cư thuỷ điện (huyện Thanh Chương).
“Cháu mới 4 tuổi gửi bà nội trông nom. Chồng em làm công ty ngoài Bắc. Cứ cuối mỗi ngày, em lại rà sóng mạng điện thoại để gọi video hỏi thăm con và chồng ở xa. Nhiều bữa con khóc nhớ mẹ, thế rồi em cũng khóc.
Có bữa về đến nhà thì đã khuya, con đã ngủ, sớm mai lại đi từ lúc 5h sáng thì con vẫn còn đang ngủ. Có hôm, con tỉnh giấc hỏi: Sao mẹ về trời tối om rứa. Sao thuyền không đi nhanh nhanh về với con ạ mẹ…” – cô Nhàn đỏ hoe đôi mắt.
Muôn vàn khó khăn ở ngôi trường giữa ‘ốc đảo’
Thầy Nguyễn Thế Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông cho biết, toàn trường có 209 học sinh, trong đó có 184 em ở lại khu vực bán trú. Có nhiều học sinh ở 2 bản Huội Cọ và bản Sàn phải đi thuyền khoảng 40 phút mới đến trường học.
“Do điều kiện kinh tế khó khăn, sống ở vùng xa trung tâm huyện nên sự quan tâm của phụ huynh đối với con em còn rất kém. Điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy còn thiếu thốn rất nhiều. Đợt vừa rồi dạy học online, nhà trường không thể đáp ứng được.
Thầy Nguyễn Thế Anh - Phó Hiệu trưởng Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông |
Các thầy áp dụng hình thức dạy giao bài vì không có sóng điện thoại, không có điện lưới. Cũng trong đợt đó, Mặt trận Tổ quốc tỉnh hỗ trợ cho nhà trường 7 chiếc điện thoại để dạy học. Tuy nhiên, với số lượng điện thoại này thì không thể dạy học trực tuyến được” – thầy Dũng chia sẻ.
Các thầy phải soạn đề cương, giao bài cho các em học sinh và đi đến từng bản nơi học sinh cư trú để giao bài tập. Sau đó, cuối tuần các thầy cô lại tiếp tục đi thu bài về để chấm điểm. Cứ thế, việc học hành của thầy trò diễn ra liên tục mấy tuần liền.
Ở nhà trường còn thiếu thốn rất nhiều phòng như thí nghiệm, phòng học chức năng không có để hoạt động. Toàn trường chỉ có 8 phòng để dạy học. Nhà trường hiện còn thiếu 5 phòng chức năng.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông. Ảnh: Quốc Huy |
Các em học sinh tan về khu bán trú sau khi tan học. Ảnh: Quốc Huy |
Vì thế, thầy Thế Anh cho biết luôn mong các cấp quan tâm hỗ trợ các thiết bị dạy học, cũng mong các tổ chức từ thiện ủng hộ ti vi và các thiết bị dạy học khác.
Cũng như ở bậc tiểu học, các thầy cô ở trường THCS; Mầm non và người dân Hữu Khuông chủ yếu đi lại bằng thuyền.
“Đi thuyền gặp khó khăn nhất là vào mùa mưa bão, sóng to, trong khi thuyền rất nhỏ. Các giáo viên đều ở xa, cuối tuần mới được về nhà ở các huyện xa hàng trăm cây số. Khi gặp mưa gió thì các cô, thầy ai ai cũng lo sợ bị lật xuống lòng hồ thủy điện. Ai cũng mong muốn lớn nhất là làm sao xã Hữu Khuông sớm có đường nối liền với trung tâm huyện, để các thầy cô cũng như bà con nhân dân đi lại thuận lợi” - thầy Thế Anh nói.
Trao 74 chiếc giường sắt cho học sinh bán trú Trường Tiểu học Hữu Khuông hiện có 293 học sinh với 17 lớp, ngoài điểm trường chính tại bản Pủng Bón, còn có 3 điểm lẻ gồm Bản Sàn, Chà Lâng và Tủng Hốc với 11 lớp. Trong đó, tại điểm trường chính có 106 em học sinh đều ở xa nhà và có hoàn cảnh rất khó khăn phải ở lại bán trú. Hiện, các em đang ở trong nhà bán trú bằng gỗ do thầy cô và phụ huynh ghép tạm. Tuy nhiên, về giường ngủ thì chưa có, lâu nay các em vẫn phải kê ván để ngủ tạm qua đêm. Mới đây, Công ty thủy điện Bản Vẽ đã trao tặng 50 chiếc giường tầng cho trường Tiểu học Hữu Khuông; 24 chiếc cho trường Tiểu học Mai Sơn (huyện Tương Dương), với tổng giá trị là 150 triệu đồng. |
Quốc Huy
- Con đường lầy lội không khác gì đầm lầy, những chiếc xe máy phải quấn nhiều vòng xích vào lốp để tăng độ bền và bám đường. Các thầy cô vẫn ngày ngày vượt những trở ngại như thế để tới lớp với các em nhỏ giữa đại ngàn