Gạo là lương thực chính của 60% dân số Trung Quốc,ồnglúathôngminhgiúpTrungQuốcđủgạochotỷdâty le keo bong da tv hầu hết gạo được sản xuất tại tỉnh Hắc Long Giang - một tỉnh phía đông bắc của Trung Quốc với 37,9 triệu dân. Cứ chín bát cơm trên bàn của người Trung Quốc thì có một bát đến từ tỉnh này, đó là lý do tại sao nơi đây được mệnh danh là “Thủ phủ lúa gạo” của đất nước tỷ dân.
Trong những năm gần đây, các trang trại ở Hắc Long Giang đã được chuyển đổi thành “trang trại thông minh”, ứng dụng các công nghệ vào sản xuất, điều này khiến công việc sản xuất lúa gạo dễ dàng hơn rất nhiều.
Jiansanjiang hay còn được biết đến với tên gọi Beidahuang là cơ sở nông nghiệp sản xuất lương thực lớn nhất của Trung Quốc tại tỉnh Hắc Long Giang. Đây là nơi có 15 trang trại quốc doanh. Năm 2018, Jiansanjiang sản xuất 6,7 triệu tấn gạo, đủ đáp ứng nhu cầu gạo hàng năm của 52 triệu người.
Ứng dụng đo chỉ số thời tiết
Chen Xinkun - trưởng nhóm sản xuất tại trang trại Nongjiang, người quản lý 4.000 ha ruộng lúa - là một trong những người đầu tiên sử dụng ứng dụng di động của Trung Quốc tập trung vào các trang trại thông minh.
Nền tảng Nông nghiệp Hiện đại (MAP), được phát triển bởi Tập đoàn Sinochem vào năm 2018, hỗ trợ nông dân trồng lúa sản xuất và quản lý bằng cách theo dõi và phân tích dữ liệu.
Ông Chen có thể kiểm tra được nhiệt độ và ánh sáng mặt trời của cánh đồng lúa trong thực tế thông qua ứng dụng này. Bằng cách quan sát nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió và các thông tin khác của ruộng lúa, ông nhanh chóng xác định phương pháp thu hoạch phù hợp nhất, điều này rất quan trọng đối với nông dân trồng lúa vì các phương pháp thu hoạch khác nhau có thể ảnh hưởng đến giá bán.
“Thông tin hiển thị trên ứng dụng về cơ bản giống với tình hình của ruộng lúa ngoài thực tế. Đây là những gì nông nghiệp thông minh đã tạo ra cho chúng tôi”, Chen chia sẻ.
Bản đồ viễn thám vệ tinh đo diện tích ruộng lúa
Trong mùa thu hoạch hàng năm, vấn đề khó khăn nhất của theo ông Chen là phối hợp giải quyết tổn thất giữa công ty bảo hiểm và nông dân.
Một tính năng được cập nhật của phần mềm đã giúp Chen giải quyết vấn đề này. Nó có thể tính toán nhanh chóng và chính xác diện tích ruộng lúa của nông dân bằng cách sử dụng bản đồ viễn thám vệ tinh từ xa, chính xác và hiệu quả hơn so với các phép đo thủ công truyền thống. Ông Chen sẽ nhận được thông tin diện tích của 4.000 ha lúa trong nửa ngày bằng cách sử dụng phần mềm.
Trung tâm dữ liệu khổng lồ
Một trung tâm dữ liệu lớn tại trang trại Qixing là nơi tập hợp tất cả dữ liệu về cây trồng được thu thập bởi các thiết bị thông minh.
Theo Jiang Hao, nhà nông học cấp cao tại trang trại Qixing, người chịu trách nhiệm chính trong việc thử nghiệm công nghệ và máy móc nông trại mới, trang trại của họ có 200 thiết bị giám sát và 20 trạm thời tiết nhỏ. Các thiết bị này truyền một lượng dữ liệu khổng lồ đến trung tâm dữ liệu lớn mỗi phút. Sau khi dữ liệu sản xuất được tóm tắt, các chuyên gia sẽ tạo ra các mô hình dữ liệu. Chúng tạo thành cơ sở dữ liệu thông tin về cánh đồng lúa, giúp nông dân trồng lúa hiệu quả hơn.
Ông Jiang cho biết, sau khi ứng dụng nền tảng vạn vật kết nối (IoT), họ sẽ có hiểu biết toàn diện về môi trường sinh trưởng của cây lúa, bao gồm khả năng chiếu sáng, tốc độ gió, nhiệt độ nước, độ cao của ruộng lúa và thông tin về bùn.
Trạm gốc 5G
Ông Jiang nói rằng, sự tiến bộ của 5G và các thành phần khác cùng với các cảm biến tương đương với hệ thần kinh của một người. Chúng truyền dữ liệu được phát hiện, bao gồm cả thông tin xúc giác và thị giác đến một bộ xử lý và lượng thông tin được truyền đi là rất lớn. Theo ông Jiang, "Các trang trại của thế hệ tiếp theo sẽ cần xử lý một lượng lớn thông tin. Điều này chỉ có thể được thực hiện với sự trợ giúp của 5G".
Với việc xây dựng mạng 5G ở Jiansanjiang, một ngày nào đó các trang trại thông minh có thể được chuyển đổi thành “trang trại không con người”, nơi người nông dân làm tất cả công việc chỉ với một nút bấm.
Trong tương lai, người dân Beidahuang sẽ nâng cấp trang trại của họ với công nghệ tiên tiến hơn để cung cấp nhiều bát cơm hơn trên bàn ăn của người Trung Quốc.
Hương Dung (Theo CGTN)
Bộ TT&TT đề nghị các bộ, tỉnh nêu những bài toán lớn về chuyển đổi số
Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nghiên cứu, đề xuất các bài toán lớn cần giải quyết để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả.