Trong và sau đại dịch,ườiViệttiếptụcxuhướngthanhtoánkhôngtiềnmặtsauđạidịbetis – girona người dùng Việt Nam vẫn tiếp tục đón nhận các hình thức thanh toán kỹ thuật số, theo nghiên cứu mới công bố của Visa về thái độ thanh toán của người dùng.
Khảo sát cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong thói quen thanh toán. 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch.
Khi mang theo người ít tiền hơn, người dùng tăng cường thanh toán không tiền mặt. Trong đó, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỷ lệ người sử dụng thẻ còn cao hơn (82%).
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, cho hay tác động của đại dịch trong ngắn hạn lẫn dài hạn đã dẫn đến những thay đổi lâu dài trong việc người tiêu dùng lựa chọn cách thức mua sắm và thanh toán. Người dùng ngày càng lựa chọn các phương thức giao dịch không tiền mặt vì tính bảo mật, hạn chế lây nhiễm, và thuận tiện.
Nhiều lựa chọn thanh toán không tiền mặt góp phần thúc đẩy thói quen tiêu dùng mới của người dùng. (Ảnh: Hải Đăng) |
Trong đại dịch, người dân buộc phải chuyển sang mua sắm trực tuyến, đặt đồ ăn qua mạng, thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên trong giai đoạn bình thường mới, liệu người dùng có giữ thói quen này hay không? Trả lời thắc mắc này của PV ICTnews, bà Dung dẫn số liệu cho thấy mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt sẽ được duy trì sau đại dịch.
Cụ thể, 84% người tham gia khảo sát dự định sẽ thanh toán không tiền mặt thường xuyên hơn và ít mang theo tiền mặt. Ngoài ra, 60% người kỳ vọng Việt Nam sẽ tiến đến xã hội không tiền mặt cho dù có dịch bệnh xảy ra hay không.
Thêm vào đó, 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và hầu như tất cả đều sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đại dịch.
Bà Dung cho rằng sự tiến bộ của hệ thống thanh toán, sự đa dạng của các dịch vụ như gọi xe, thương mại điện tử, đặt đồ ăn,… sẽ tiếp tục thúc đẩy người dân ưu tiên các thanh toán kỹ thuật số sau đại dịch.
Theo khảo sát, do tác động của đại dịch Covid-19, có hơn 80% người tiêu dùng đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Trong khi đó, 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, trong khi 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử.
Tính thuận tiện luôn là tiêu chí hàng đầu trong sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán kỹ thuật số, theo sau đó là an toàn tránh lây nhiễm và bảo mật giao dịch.
Hải Đăng
Xu hướng chấp nhận mọi thanh toán không tiền mặt tại quầy thanh toán bắt đầu tăng mạnh
Khách hàng Việt Nam dễ tiếp nhận các hình thức thanh toán hiện đại, trong khi doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng giải pháp thanh toán toàn diện để đáp ứng nhu cầu khách hàng.