Các xưởng đúc chip lớn nhất thế giới - TSMC,ănggiáthiếtbịđiệntửngàycàngđắtđỏkeo nha cai ty le Samsung và Intel - đang cân nhắc tăng giá chip. Trả lời CNBC, nhà phân tích bán dẫn Peter Hanbury chia sẻ, năm vừa qua, họ đã tăng giá chip 10 đến 20%. Năm nay, mức tăng tiếp diễn nhưng thấp hơn, từ 5 đến 7%.
Một phần khiến họ quyết định tăng chip là chi phí để mở rộng hoạt động ngày càng đắt đỏ. Cụ thể, chất hóa học dùng trong sản xuất chip đã tăng 10 đến 20%. Tương tự, nhân sự cần thiết để xây dựng các nhà máy bán dẫn mới cũng khan hiếm, trong khi lương tăng.
Tuần trước, Nikkei đưa tin TSMC cảnh báo lần thứ hai trong chưa đầy 1 năm rằng sẽ tăng giá sản phẩm, lý do là nguy cơ lạm phát, chi phí tăng và kế hoạch mở rộng riêng của hãng. Còn tại Hàn Quốc, đối thủ Samsung dự kiến tăng giá chip tối đa 20%, theo thông tin trên Bloomberg.
Ông Hanbury cho biết, với tình trạng khủng hoảng chip kéo dài, các nhà sản xuất có thể tính phí cao hơn trong khi khách hàng phải cạnh tranh nhau để có được nguồn cung. Công ty của ông dự đoán tình trạng căng thẳng với một số con chip nhất định sẽ giảm nhẹ vào cuối năm nay.
Nhà phân tích Glenn O’Donnell của hãng nghiên cứu Forrester nhận định giá chip tăng không phải điều gì bất ngờ trong môi trường kinh tế hiện nay. Ông dự báo giá chip sẽ tăng khoảng 10-15% hoặc đồng pha với lạm phát.
Trong 2 năm qua, dịch Covid-19 đã khiến cuộc khủng hoảng chip bùng phát. Cuộc chiến Nga - Ukraine cũng gia tăng sức ép lên các vấn đề cung ứng. Nhu cầu tiếp tục tăng trong khi nguồn cung vẫn hạn chế. Giá năng lượng tăng mạnh, bao gồm giá điện, trong khi sản xuất tiêu tốn lượng điện khổng lồ.
Bất chấp chi phí sinh hoạt ngày một tăng, các công ty sử dụng chip trong sản phẩm có thể phải chuyển một phần chi phí sang cho khách hàng nếu không muốn hi sinh lợi nhuận. Ông O’Donnell nghĩ rằng máy tính, xe hơi, đồ chơi, điện tử tiêu dùng, đồ gia dụng và nhiều sản phẩm khác sẽ ngày một đắt hơn.
Theo Syed Alam, Giám đốc Bán dẫn toàn cầu tại Accenture, biên độ tăng giá phụ thuộc vào tỉ lệ của bán dẫn trong giá thành sản phẩm. Nó cũng phải tính đến khả năng cắt giảm chi phí của nhà sản xuất trong các hoạt động khác và thị trường của mỗi danh mục sản phẩm.
Nhìn vào các yếu tố kể trên, các sản phẩm trang bị những con chip hiện đại hơn như GPU, CPU sẽ có xu hướng tăng giá. Song một số lĩnh vực như smartphone bắt đầu ghi nhận nhu cầu giảm sẽ gặp khó hơn khi bắt người dùng chia sẻ chi phí.
Du Lam (Theo CNBC)