Đông Hồ được xây dựng với chuỗi các bức tranh như Hứng dừa,ônvinhtranhĐôngHồbằngvũđiệuballetcổđiểbong đá tv Đám cưới chuột, Đánh ghen, Vinh quy bái tổ, Lý ngư vọng nguyệt… và "vẽ" bằng vũ điệu ballet cổ điển thế giới. Đó chính là sự độc đáo của Đông Hồkhi truyền thống hội họa dân gian kết hợp cùng nghệ thuật cổ điển và đương đại của thế giới.
Tranh Đông Hồ, với những giá trị mang tính văn hoá độc đáo đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia và trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo trong nhiều lĩnh vực như thời trang, hội họa, âm nhạc...
Tuy nhiên, tranh Đông Hồ hiếm khi được sử dụng làm chất liệu trong các hình thức nghệ thuật như múa đương đại, ballet, âm nhạc cổ điển... Đây là lý do biên đạo múa Nguyễn Ngọc Anh mang ý tưởng "vẽ" tranh Đông Hồ bằng vũ điệu uyển chuyển của đôi giày mũi cứng, qua chuyển động mềm mại, thanh thoát và quý phái của các nghệ sĩ ballet.
Ngọc Anh chia sẻ: “Tôi muốn mang đến cho Đông Hồ linh hồn mới, bằng nét vẽ mới, không chỉ là khuôn dập gỗ, hay những thiết kết trang phục, mà bằng 'ngòi bút' sắc sảo tạo nên bởi đôi giày mũi cứng của nghệ sĩ múa ballet.
Dù sống ở nước ngoài, tâm hồn tôi vẫn là người Việt, vẫn muốn mang hồn Việt đến với nghệ thuật cổ điển nước ngoài để công chúng vừa được đến với những chân trời mới của nghệ thuật mà vẫn giữ được niềm tự hào về văn hóa truyền thống dân tộc”.
Các nghệ sĩ tham gia vở ballet Đông Hồ:NSƯT Mai Thị Như Quỳnh, NSƯT Phan Lương, NSƯT Bùi Việt An, Thu Hằng, Đức Hiếu, Lệ Thanh...
Nguyễn Ngọc Anh là được khán giả yêu thích nghệ thuật trong và ngoài nước, các nhà phê bình và phân tích chuyên môn biết đến với nhiều tác phẩm được đánh giá cao. Anh tốt nghiệp xuất sắc trường Cao đẳng Múa Việt Nam và nhận học bổng toàn phần của Học viện Nghệ thuật diểu diễn Hong Kong (Trung Quốc). Hiện Nguyễn Ngọc Anh công tác tại Học viện này.
Công diễn vở ballet kinh điển 'Paquita'Vở ballet kinh điển 'Paquita' sẽ được công diễn vào tối 18/2 tại Nhà hát lớn Hà Nội với sự tham gia của 46 diễn viên nhí từ 5-16 tuổi.