Ngân hàng Nhà nước sẽ trình cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng_tỷ lệ bóng

Ngân hàng Nhà nước sẽ trình cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng
 Thủ tướng vừa ra chỉ thị tăng cường phòng ngừa,ânhàngNhànướcsẽtrìnhcơchếthíđiểmquảnlýhoạtđộngchovaynganghàtỷ lệ bóng xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý, giám sát các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân có hành vi huy động vốn, đầu tư trái phép, đổi tiền qua trung gian, quảng cáo mua bán hàng hóa, dịch vụ mua hộ hàng hóa, giới thiệu, quảng cáo đăng tin trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, xuất bản phẩm, quảng cáo... tích hợp trên các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định đối với việc ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, tiên tiến, bảo đảm chặt chẽ, an toàn; tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận, không đúng quy định pháp luật về hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán, phòng ngừa đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các hoạt động như cho vay, thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền… Phối hợp Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trong công tác xác minh, xử lý tội phạm; kịp thời có biện pháp phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trong các vụ việc, vụ án.

Thủ tướng còn yêu cẩu Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền về cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending), các hình thức thanh toán mới chưa có quy định của pháp luật.

Hiện Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng tràn sang để cung cấp dịch vụ theo mô hình P2P nhưng biến tướng thành tín dụng đen cho vay nặng lãi. Chia sẻ trên truyền thông về vấn nạn này, Phó Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tiết lộ: “Đa phần cổ đông cốt cán của công ty cho vay trực tuyến hiện nay đều xuất phát từ tín dụng đen. Thậm chí, tôi được biết, nhiều công ty P2P ở Việt Nam chỉ do người Việt đứng tên, còn ông chủ thực sự là người Trung Quốc. Họ thuê người Việt đứng tên thành lập công ty, thuê xã hội đen đòi nợ, đứng giữa ăn lãi khủng, nhưng không lộ mặt”.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Nexttech cho biết: "Hiện nay có khoảng 60 – 70 doanh nghiệp của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online. Đặc điểm chung rất đáng lo ngại là các doanh nghiệp này không hề có hoạt động kêu gọi người cho vay mà chỉ quảng bá kêu gọi người vay. Như vậy, đây không phải là mô hình P2P thực sự mà có thể họ huy động nguồn vốn tự có từ Trung Quốc để cho vay. Lãi suất của các công ty này thường rất cao đối với người dân Việt Nam".

Ông Trần Việt Vĩnh, CEO của FIIN – một công ty hoạt động theo mô hình cho vay ngang hàng (P2P) cho rằng, hiện các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng kiểu này đang triển khai hơn 60 app cho vay online ở thị trường Việt Nam.

Ông Trần Việt Vĩnh cho biết, các doanh nghiệp Trung Quốc thường đăng ký núp bóng thành các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cho vay theo mô hình hoạt động của công ty tài chính, nhưng lại không có giấy phép kinh doanh dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp Trung Quốc này thường tạo ra nhiều app với tên gọi khác nhau để tiếp cận tới người vay trên môi trường mạng Internet. Qua các app cho vay online này, các doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp dịch vụ “tín dụng đen, cho vay nặng lãi” với lãi suất thậm chí có thể lên tới 700%/năm. Sau đó, họ sử dụng các hình thức thu đòi nợ kiểu "khủng bố tinh thần", bôi nhọ người vay hoặc làm phiền người có liên quan trong danh bạ của người vay.

CEO của FIIN đưa ra một con số thống kê khá giật mình rằng các doanh nghiệp tín dụng đen này của Trung Quốc lại đang chiếm tới hơn 60% số lượng giao dịch cho vay online qua app tại Việt Nam. Nếu khách hàng bị dính bẫy tín dụng đen đội lốt ứng dụng cho vay trực tuyến do các doanh nghiệp Trung Quốc điều hành sẽ phải trả lãi phí “cắt cổ”, lên tới 700%/năm. "Nếu không trả lãi, khách hàng sẽ bị bọn chúng đe doạ, và bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội. Không chỉ có vậy, những người thân quen của người vay cũng bị quấy rối, làm phiền”, ông Trần Việt Vĩnh nói.

Vẫn theo ông Vĩnh, theo số liệu của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ người dân Việt Nam khó tiếp cận hoặc chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính trực tuyến chính thức còn cao, tới gần 70%. Theo xu hướng phát triển của thế giới và khu vực, các giải pháp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ để cung ứng dịch vụ tài chính số trên môi trường online sẽ nở rộ trong thời gian tới. "Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành khung pháp lý thí điểm (sandbox) cho các mô hình dịch vụ mới như P2P Lending. Các khung pháp lý thí điểm này sẽ tạo cơ hội công bằng cho các doanh nghiệp nội địa được tiếp cận và tham gia cung ứng dịch vụ tài chính trực tuyến. Đồng thời, cần công khai danh sách các công ty hoạt động đúng mô hình và đang trong chương trình thí điểm”, ông Trần Việt Vĩnh nói.

ICTnews đã gửi nội dung này cho đến Ngân hàng nhà nước nhưng chưa nhận được câu trả lời về vấn vấn nạn tín dụng đen núp bóng này. 

Thái Khang