Trao đổi với ông Hur Sung Wook - Chủ tịch NIPA,ôngquốcgianàocóthểpháttriểncôngnghệsốđơnlẻsoi kèo trung quốc Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam đang dự thảo luật về công nghiệp công nghệ số. Đây là một trong những bộ luật quan trọng trong kỷ nguyên số, đồng thời là bộ luật đầu tiên được xây dựng cho lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (ICT) Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ TT&TT bày tỏ mong muốn NIPA đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ICT của cả hai bên.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng trong chuỗi cung ứng công nghệ ở bối cảnh hiện tại. Chẳng hạn, Việt Nam đã đưa ra công thức phát triển lĩnh vực bán dẫn là C=Set+1. Tuy nhiên, yếu tố “cộng một” không chỉ áp dụng cho riêng ngành bán dẫn, mà còn có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác.
Cụ thể, NIPA có thể khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ nước này mở rộng, thiết lập “thêm một” cơ sở sản xuất hay trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) ở nước ngoài, trong đó cân nhắc Việt Nam là một lựa chọn tốt và ngược lại.
“Hiện tại, Việt Nam có khoảng hơn 30 doanh nghiệp công nghệ số đang tìm kiếm mở rộng thêm cơ sở tại Hàn Quốc. Do đó, hai bên có thể cùng thúc đẩy chính sách ‘cộng một’ cùng nhau”, Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định.
Phía NIPA thông tin, tại sự kiện Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024, cơ quan này đã xúc tiến cho 34 doanh nghiệp khởi nghiệp của Hàn Quốc, trong đó có nhiều doanh nghiệp lĩnh vực bán dẫn và AI sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Ông Hur Sung Wook chia sẻ, cách đây khoảng 30 năm, Hàn Quốc cũng ở trên con đường xây dựng hành lang pháp lý cho ICT phát triển như Việt Nam hiện nay. Kết quả, Hàn Quốc đã là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghiệp ICT. Ông mong muốn Việt Nam cũng đạt được những bước tiến tương tự, khi những quy định không chỉ thể hiện ý chí, mà còn là động lực nền tảng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vươn lên; khẳng định “vai trò của chính phủ là tạo ra niềm tin cho doanh nghiệp bằng các chính sách cụ thể”.
Chủ tịch NIPA đồng tình với nhận định không một quốc gia nào có thể đơn lẻ phát triển công nghệ số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi lựa chọn mở rộng đầu tư và hợp tác công nghệ luôn dựa trên các tiêu chí về an toàn và ổn định. Ông Wook cho biết sẽ truyền tải thông tin tới các doanh nghiệp Hàn Quốc về lợi thế của Việt Nam trong trường hợp họ tìm kiếm các địa điểm sản xuất “cộng một”, nhất là trong bối cảnh ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ 2024 và có thể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp Hàn Quốc.
Về hợp tác đào tạo nhân lực số, Chủ tịch NIPA cho biết cơ quan này đang triển khai chương trình “Công nghệ thông tin học đường - IT School” dành cho đối tượng là các sinh viên năm cuối đại học tại Việt Nam. Các ứng viên được lựa chọn có cơ hội sang thực tập tại doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc trong 7 tháng, trước khi trở lại Việt Nam để tốt nghiệp.
“Khoảng 80% số ứng viên sau khi tốt nghiệp đại học đều được nhận vào làm ở các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam”, ông Wook cho hay.
Đại diện Hàn Quốc cũng chia sẻ những khó khăn trong việc giải quyết các “xung đột” gây ra bởi công nghệ mới, ví dụ như áp dụng camera AI có thể tăng cường an ninh nhưng lại mâu thuẫn với quyền riêng tư cá nhân. Bản thân Hàn Quốc cũng gặp khó với bài toán này và đang áp dụng sửa đổi quy định tùy theo từng trường hợp cụ thể để phù hợp tình hình.
Tư duy như người không biết về công nghệ số để không sợ công nghệ sốNhững người ứng dụng công nghệ số (CNS) hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào CNS, để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS.