Mới đây,địnhdiệntíchlàmviệcchogiáosưgiảngviênKhôngphảiđiềukiệnbắtbuộsoi kèo 88 Bộ GD-ĐT công bố lấy ý kiến dự thảo lần 1 về Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD-ĐT.
Theo đó, đáng chú ý nhất là quy định về tiêu chuẩn diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên.
Cụ thể, đối với diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên, dự thảo quy định mỗi giáo sư cần có diện tích làm việc 24 m2, phó giáo sư 18 m2; giảng viên chính, giảng viên là 10 m2.
Ngoài ra, cơ sở đào tạo phải có phòng nghỉ cho giảng viên. Cứ mỗi 20 phòng học cần có 1 phòng nghỉ với diện tích chuyên dùng là 3 m2/giảng viên, diện tích không nhỏ hơn 24 m2/phòng.
Dự thảo Thông tư sau khi được đưa ra khiến dư luận băn khoăn về việc yêu cầu này có phải là điều kiện bắt buộc tại các cơ sở giáo dục.
Quy định là cơ sở để các trường lập kế hoạch
Trước những băn khoăn này, ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD-ĐT) khẳng định, đây không phải điều kiện về cơ sở vật chất buộc các trường phải thực hiện mà nhằm mục tiêu hạn chế việc sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất vượt quá những khả năng nhà trường sử dụng đến.
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD-ĐT)
Cụ thể trước đây, Chính phủ chỉ quy định định mức sử dụng diện tích đối với các công chức, viên chức trong Nhà nước. Cho đến Nghị định 152 năm 2017, Chính phủ mới bắt đầu quy định tiếp đến các vị trí làm việc mang tính chất chuyên dùng.
Điều này nhằm mục đích để các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập khi muốn mở rộng cơ sở vật chất, nhà nước sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng ấy để phê duyệt.
“Điều này tránh trường hợp nếu không kiểm soát, các trường cứ lập dự án để xin tiền sẽ gây lãng phí cho nhà nước. Cho nên trong tương lai, nếu các trường có điều kiện mở rộng xây dựng thì phải dựa vào tiêu chuẩn này. Trường nào mở rộng vượt tiêu chuẩn cũng sẽ bị nhà nước “tuýt còi”.
“Ngoài ra hiện nay, một số trường đại học trình lên Bộ muốn sử dụng cơ sở vật chất của trường để liên doanh, liên kết. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào diện tích chuyên dùng của nhà trường, nếu còn thừa so với tiêu chuẩn định mức sẽ được cho phép khai thác. Trong trường hợp diện tích chuyên dùng của trường đó chưa đủ phục vụ dạy học thì sẽ không được phép”.
Ông Hùng Anh cũng cho biết thêm, đây cũng mới chỉ là một điều kiện, còn điều kiện tiếp theo là phải có kinh phí và xem xét thứ tự ưu tiên xây dựng có phù hợp không. Hướng tới trong tương lai, các trường sẽ dần dần đạt các điều kiện chuẩn mực về cơ sở vật chất.
Giảng viên rất cần không gian làm việc
Theo ông Hùng Anh, trong dự thảo thông tư không quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích cho các chức danh lãnh đạo hay nhân viên hành chính vì các chức danh này đã được quy định chi tiết tại Nghị định 152. Bộ GD-ĐT chỉ quy định phần diện tích đặc thù của ngành giáo dục.
Trong đó, có những nhóm đặc thù là: Nhóm hệ thống diện tích dành cho phòng học; Nhóm diện tích dành cho xây dựng phòng thí nghiệm, xưởng thực hành; Nhóm hệ thống thư viện; Nhóm hệ thống ký túc xá, Nhóm hệ thống phục vụ cho giáo dục thể chất; Nhóm nhà ăn, trạm y tế, căng tin; Nhóm diện tích làm việc cho giáo sư, phó giáo sư, giảng viên.
Ông Hùng Anh cho biết, nhiều ý kiến nói rằng, nhóm giáo sư, phó giáo sư, giảng viên không cần phòng làm việc là không đúng. Hiện tại vẫn còn tình trạng giảng viên lên dạy hết tiết là về do không có phòng làm việc.
Ngoài việc lên lớp dạy học, vào phòng thí nghiệm hướng dẫn sinh viên thực hành, giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cũng cần có không gian nghiên cứu và làm việc với sinh viên.
“Trên thế giới, một phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư thường phải từ 40 - 100m2, trong khi qua khảo sát các trường đại học hiện nay của chúng ta, trung bình một giáo sư đang có diện tích làm việc chỉ 6 - 7m2.
Như vậy đây không phải là những quy định không có thực tiễn. Bộ đưa ra những nội dung này đều xuất phát từ thực tiễn, xuất phát từ yêu cầu để phát triển các trường đại học. Quy định ấy là căn cứ, định hướng cho sự phát triển trong tương lai của các trường đại học và chỉ áp dụng cho các trường sử dụng ngân sách nhà nước”, ông Hùng Anh nhấn mạnh.
"Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định tại Thông tư này sử dụng làm căn cứ để các cơ sở đào tạo lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê công trình sự nghiệp; quản lý, sử dụng các công trình sự nghiệp". Dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD-ĐT sẽ được lấy ý kiến đến ngày 30/11. |
Thúy Nga - Thanh Hùng
- Diện tích làm việc của giáo sư là 24 m2, phó giáo sư 18 m2, giảng viên chính, giảng viên là 10 m2