Ông Pence là một chính trị gia giàu kinh nghiệm cả với tư cách nghị sĩ quốc hội và thống đốc bang,ựuphótướngcóthểđánhbạiDonaldTrumptrongcuộcđuavàoNhàTrắtylekeo tv một cựu phó tổng thống từng giữ nhiều vai trò quản lý cấp cao và có 4 năm để xây dựng mối quan hệ bên trong đảng Cộng hòa (GOP). Từng là người dẫn chương trình phát thanh nổi tiếng, ông Pence cũng được miêu tả là một diễn giả có phương pháp và sức lôi cuốn, từng đạt thành tích tốt trong các cuộc tranh luận trực tiếp.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, chính trường Mỹ đã thay đổi rất nhiều kể từ khi tỷ phú Trump tìm được cách trở thành ứng viên tổng thống của GOP và đắc cử ghế lãnh đạo Nhà Trắng vào năm 2016. Năm 2024 sẽ ghi dấu một tiền lệ khác trong nền chính trị hiện đại của xứ sở cờ hoa, khi lần đầu tiên một cặp cựu phó tổng thống và cựu tổng thống cùng cạnh tranh giành quyền đại diện đảng của họ "đấu chung kết" vào Nhà Trắng.
Các nhà phân tích đánh giá, trong cuộc cạnh tranh lần này, “sếp cũ” của ông Pence gần như đang nắm giữ tất cả các lợi thế. Ông Trump có ngân sách vận động tranh cử khổng lồ, tỷ lệ tín nhiệm cao của các cử tri GOP và sự ủng hộ vững chắc từ khoảng 30% cử tri cùng đảng.
Những người trung thành với cựu Tổng thống Trump cũng nhìn ông Pence bằng thái độ hoài nghi chuyển sang thù địch. Họ coi việc cựu phó tổng thống không ủng hộ các nỗ lực của ông Trump nhằm đảo ngược thất bại trong tổng tuyển cử năm 2020 là “sai lầm”, thậm chí là “sự phản bội”.
Tháng trước, ông Pence buộc phải ra điều trần trước một đại bồi thẩm đoàn liên bang phụ trách cuộc điều tra vai trò của cựu Tổng thống Trump trong vụ bạo loạn chết người trên Đồi Capitol ngày 6/1 và nỗ lực đảo ngược kết quả bỏ phiếu năm 2020. Hồi tháng 3, chính ông Pence từng bày tỏ, "những phát biểu liều lĩnh" của cựu lãnh đạo Nhà Trắng đã khiến gia đình ông gặp nguy hiểm vào ngày hôm đó, đồng thời nhấn mạnh "lịch sử sẽ buộc Donald Trump phải chịu trách nhiệm".
Song, hiện tại, có vẻ đám đông ủng hộ ông Trump mới là những người đưa ra phán quyết đối với ông Pence.
Theo BBC, vẫn có một lĩnh vực mà ông Pence đang nắm lợi thế hơn “sếp cũ”. Là một người sùng đạo Thiên Chúa, chính trị gia đến từ bang Indiana này có quan hệ chặt chẽ, lâu dài với cộng đồng truyền giáo Mỹ. Một trong những lí do khiến ông Trump chọn ông Pence làm “phó tướng” cho mình năm 2016 là, các cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump tin ông Pence có thể xoa dịu sự lo ngại của các cử tri Cơ đốc giáo, khiến họ ủng hộ một ứng viên đến từ New York đã trải qua 3 lần kết hôn.
Ông Pence thực sự đã trở thành đại sứ của chính quyền Trump trước những người Cơ đốc giáo cánh hữu, tạo nên những thắng lợi chính sách về các vấn đề quan trọng như nạo phá thai và tự do tôn giáo. Ông hiện hy vọng có thể khai thác lợi thế này để lôi kéo các cử tri Cơ đốc giáo ủng hộ cựu tổng thống đứng về phía mình. Điều đó đặc biệt quan trọng ở Iowa, bang tổ chức cuộc bỏ phiếu sơ bộ đầu tiên trong nội bộ đảng GOP và là nơi các tín đồ Cơ đốc bảo thủ có ảnh hưởng đáng kể.
Tuy nhiên, thách thức đối với ông Pence là sẽ có những ứng cử viên khác, kể cả Thống đốc bang Florida Ron DeSantis và Thượng nghị sĩ bang Nam Carolina Tim Scott, cũng cạnh tranh giành phiếu ủng hộ của nhóm cử tri này. Theo David Oman, cựu lãnh đạo đảng GOP ở Iowa, “sân chơi càng đông và càng chia rẽ thì khả năng không ai có thể đánh bại ông Trump càng lớn”.
Ông Pence đã úp mở ý định tranh cử tổng thống được hơn một năm, rất lâu trước khi ông Trump công khai tham vọng tái chạy đua vào Nhà Trắng lần nữa. Giới quan sát lưu ý, xét đến việc một cựu phó tổng thống khác đang ngồi ghế lãnh đạo Chính phủ Mỹ, giấc mơ tổng thống của ông Pence không quá khó tưởng tượng, ngay cả khi con đường ông phải đi để đến Nhà Trắng là chưa có tiền lệ.
>>> Đọc tin thế giới mới nhất trên báo VietNamNet