Nếu biết cách tổ chức sản xuất phù hợp theo mô hình tổ hợp thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cơ sở gia công Hoàng Hương và cơ sở sản xuất giỏ Ngọc Huệ ở khu phố Nội Hóa,áthuyvaitròcủaphụnữtrongpháttriểnkinhtếtổhợbxh uruguay primera division phường Bình An (TX.Dĩ An) là những trường hợp điển hình.
Chị Hoàng Thị Hương đã thành công với mô hình may gia công tại gia đình.Ảnh: H.THỦY
Với mong muốn khẳng định bản thân, khi có được kinh nghiệm và tay nghề từ những năm làm công nhân lao động tại một công ty, năm 2008, chị Hoàng Thị Hương (khu phố Nội Hóa, phường Bình An, TX.Dĩ An) đã xin nghỉ việc, mạnh dạn đứng ra nhận việc về nhà làm để phát triển kinh tế gia đình, đồng thời tiện việc chăm lo cho con nhỏ và gia đình. Với suy nghĩ đơn giản là làm giàu trên chính đôi tay của mình, chị Hương đã nhận hàng về nhà may ráp gia công tại nhà với thu nhập hàng tháng có khi lên đến 15 triệu đồng. Lúc hàng hóa dồi dào, chị liên hệ mượn máy may công nghiệp về cho các chị xung quanh cùng làm và đến nay gia đình của chị đã phát triển thành Cơ sở gia công Hoàng Hương, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong khu vực.
Chị Hương tâm sự: “Có được kết quả hôm nay, ngoài sự phấn đấu không ngừng của hai vợ chồng tôi, cũng nhờ Đảng và Nhà nước, chính quyền, đặc biệt là tổ chức hội phụ nữ đã quan tâm giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện”. Với phương châm lấy chất lượng, chữ tín là hàng đầu, các chị trong tổ hợp đã tuân thủ và sáng tạo trong quy trình kỹ thuật và chấp hành nghiêm chỉnh quy trình công đoạn may, bảo đảm không có sản phẩm hỏng bị trả lại. Ngoài làm kinh tế giỏi, chị Hương còn đứng ra vận động chị em phụ nữ trong tổ hợp tham gia các phong trào phụ nữ khu phố phát động như cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, phong trào “Nuôi heo đất tiết kiệm”, quỹ khuyến học... đã được các chị em hưởng ứng tích cực. Kết quả là tổ phụ nữ ráp may của chị đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh khen thưởng. Cá nhân chị Hương cũng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động các mô hình câu lạc bộ tổ, nhóm nhân dịp Đại hội Phụ nữ tỉnh Bình Dương vừa qua...
Chúng tôi có dịp gặp chị Nguyễn Thị Ngọc Huệ (sinh năm 1969) trong lúc chị đang miệt mài đan giỏ xách và được tìm hiểu về quá trình hình thành cơ sở sản xuất giỏ mà chị đang làm hiện nay. Chị kể, trước đây gia đình thường đặt và lấy hàng từ Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) về bán lại cho các bạn hàng. Sau khi lập gia đình, để có thời gian chăm sóc cho gia đình và nuôi dạy con cái, chị cùng chồng học nghề đan giỏ. Công việc thay đổi đột ngột từ việc đi lấy hàng về bỏ mối chuyển sang việc tự làm ở nhà bước đầu gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ như phải tự đi tìm mua nguyên liệu đến việc học cách đan. Nhưng với sự quyết tâm và ham học hỏi cộng với sự tận tâm trong công việc, sau một thời gian, mô hình kinh tế gia đình của chị đã ổn định đi vào sản xuất. Để có nguồn vốn mở rộng sản xuất chị Huệ đã được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng do Hội LHPN phường Bình An quản lý. Đến nay, gia đình chị đã phát triển từ điểm sản xuất nhỏ lẻ trở thành Cơ sở đan giỏ Ngọc Huệ. Hàng tháng, cơ sở của chị xuất hơn 200 chiếc giỏ với mức bán từ 40.000 đồng đến 100.000 đồng tùy vào kích thước các loại, góp phần tạo việc làm cho 10 lao động với thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ giỏi về sản xuất kinh doanh mà chị Huệ còn tích cực tham gia hoạt động tại chi hội phụ nữ khu phố như phong trào phụ nữ “Tích cực học tập, lao động sáng tạo”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, hưởng ứng phong trào “Nuôi heo đất tiết kiệm” và ủng hộ quỹ khuyến học của chi hội phụ nữ khu phố, tham gia đóng hội phí đầy đủ… Có thể nói, chị Nguyễn Thị Ngọc Huệ là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được hôm nay của chị thật đáng trân trọng, góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em học tập và noi theo. Hàng năm, chị Huệ đều đạt danh hiệu Phụ nữ xuất sắc và được Hội LHPN phường ghi nhận và biểu dương. Gia đình chị đạt danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm. Sản phẩm giỏ của chị được Hội LHPN TX.Dĩ An chọn trưng bày tại Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh.
Chị Lê Thị Lệ Mỹ, Chủ tịch Hội LHPN phường Bình An, TX.Dĩ An khẳng định, phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xây dựng kinh tế hộ gia đình, mà kinh tế hộ gia đình là nòng cốt của phát triển kinh tế hợp tác. Việc phát huy, nhân rộng những mô hình này là rất thiết thực bởi nó còn thực hiện gắn kết xã hội và quan tâm đến công tác môi trường...
Để có nguồn vốn mở rộng sản xuất, chị Huệ đã được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng do Hội LHPN phường Bình An quản lý. Đến nay, gia đình chị đã phát triển từ điểm sản xuất nhỏ lẻ trở thành Cơ sở đan giỏ Ngọc Huệ. Hàng tháng, cơ sở của chị xuất hơn 200 chiếc giỏ với mức bán từ 40.000 đồng đến 100.000 đồng tùy vào kích thước các loại...