Tại Việt Nam,ênhmobilesẽlàcửasốngchodoanhnghiệpnhỏkết quả trận nurnberg Beemart được biết đến là startup đi theo thị trường “ít đụng hàng” đó là chuyên kinh doanh nguyên liệu, dụng cụ cho người yêu thích làm bánh.
Ngay từ khi ra đời năm 2015, Beemart đã tập trung vào kinh doanh online thông qua website và mạng xã hội bởi đây là thế mạnh của CEO sinh năm 1989 Tống Thị Ngọc Ánh cùng các cộng sự. Chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, Beemart đã nhanh chóng bù lỗ và liên tiếp mở thêm 3 cửa hàng tại cả Hà Nội và TP.HCM, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển tại sự kiện về thương mại điện tử trên di động “Mobile Ecommerce Day” diễn ra cuối tháng 4 tại Hà Nội, CEO Beemart Tống Thị Ngọc Ánh chia sẻ: Beemart hiện đang vận hành bán hàng online và offline. Riêng bán hàng online có 3 kênh là qua website, mạng xã hội và các kênh bán hàng khác như Shopee, Sendo, Zalo…
Theo thống kê của Beemart, tỷ lệ bán hàng qua các kênh 64% là từ các cửa hàng (do đặc thù khách hàng muốn được đến tận nơi để trải nghiệm), 20% qua các website, 12% qua Facebook và các kênh bán hàng khác...
“Vì sao tỷ lệ bán hàng qua các cửa hàng lớn? Trước đây cửa hàng của Beemart không phải ở mặt đường, đồng thời Beemart cũng không phải là thương hiệu lớn. Tất cả các kênh bán hàng, quảng bá online khác đã “giúp sức” đẩy cho cửa hàng của chúng tôi phát triển”, Ngọc Ánh chia sẻ.
Cũng theo CEO này, năm đầu tiên khi khởi nghiệp với Beemart, doanh nghiệp mới chủ yếu tập trung vào bán hàng, chưa tập trung vào phân tích khách hàng.
Nhưng cách đây khoảng 1 năm, khi Beemart tập trung vào công việc này để hiểu khách hàng hơn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn thì nhận thấy việc sử dụng mobile để mua hàng đối với các kênh bán hàng rất lớn, chiếm đến 85%, còn lại qua máy tính để bàn chỉ 15%.