Tiếp theo phần 4,ầnNhiệmvụgiảiphápchủyếunămvàthờigiantớkết quả bóng đá nhật 2 phần 5 của Báo cáo Kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2023; dự kiến Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2024 đề cập Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo Kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2023; dự kiến Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2024.
Sáng 23/10, tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo Kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2023; dự kiến Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2024.
Tân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo (Phần 5):
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2024 VÀ THỜI GIAN TỚI
3. Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, nâng cấp các sân bay, bến cảng, hạ tầng đô thị, liên vùng… Hoàn thành một số dự án hạ tầng giao thông quan trọng[1]; đồng thời thúc đẩy các dự án đường bộ cao tốc để bảo đảm hoàn thành mục tiêu có trên 3.000km vào năm 2025.
Nghiên cứu, triển khai hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số tuyến đường sắt quan trọng quốc gia; phấn đấu hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét Đề án Đường sắt Tốc độ cao trên trục Bắc-Nam trong năm 2024. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạ tầng thương mại, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng năng lượng[2]… Kiên quyết không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng[3]. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
4. Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, nhưng phải bền vững[4], phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi. Tập trung phục hồi, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chip bán dẫn. Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh cơ cấu lại, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới[5]; thực hiện mục tiêu 1 triệu ha đất trồng lúa sạch, ít phát thải carbon để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu bền vững; phấn đấu đến hết năm 2024 có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường tính chủ đạo của ngân sách trung ương (cả thu ngân sách nhà nước và chi đầu tư phát triển); đồng thời nâng cao tính chủ động, tích cực, linh hoạt của ngân sách địa phương. Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công, nhất là vốn vay nước ngoài, thủ tục thông thoáng, sử dụng hiệu quả; tập trung cho các công trình trọng điểm mang tính “xoay chuyển” tình thế, “chuyển đổi” trạng thái, chấm dứt tình trạng dàn trải, chia cắt, lãng phí, kém hiệu quả[6]. Triển khai quyết liệt cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; hoàn thành chuyển giao bắt buộc 04 ngân hàng yếu kém; hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý nợ xấu, chấm dứt tình trạng sở hữu chéo[7].
Tiếp tục cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh đầu tư vốn của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nhất là các dự án quy mô lớn, tác động dẫn dắt, lan tỏa trong các ngành kinh tế chủ lực, các ngành, lĩnh vực mới; sửa đổi Luật Quản lý và Sử dụng Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp[8]. Chú trọng phát triển kinh tế tập thể, triển khai hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2023. Phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân thực sự là một động lực của nền kinh tế, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa[9]. Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước, tham gia sâu rộng hơn vào các chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
5. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp[10]; bảo đảm số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp[11]. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực mới nổi, trong đó tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030.
Tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về phát triển đội ngũ trí thức trong tình hình mới; các Nghị quyết Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về Phát triển Khoa học Công nghệ; Chiến lược Phát triển Khoa học Công nghệ và Đổi mới, Sáng tạo đến năm 2030. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp[12]; chú trọng phát triển thị trường khoa học công nghệ; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ; nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp[13].
[1] Trong đó có dự án mở rộng cảng hàng không Điện Biên; nâng cấp luồng vào khu bến cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa), luồng vào khu bến cảng Thọ Quang (Đà Nẵng), luồng hàng hải Quy Nhơn và tuyến Chợ Gạo... Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Đặc biệt là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo nguồn cung và kiểm soát giá nguyên vật liệu, chỉ tiêu sử dụng đất để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án cao tốc. Khẩn trương nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp tại một số công trình hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm ngành giao thông.
[2] Trọng tâm là các công trình thủy lợi, thuỷ sản phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó tăng thêm năng lực tưới, tiêu cho khoảng 38.000ha; công suất cảng cá, bến cá và các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm lần lượt khoảng 300.000 và 69.000 lượt tàu thuyền; củng cố 230km đê sông, đê biển. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình thủy lợi lớn đang đầu tư dở dang để sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả như Hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An), hồ chứa nước Cánh Tạng (tỉnh Hòa Bình), hồ chứa nước Krông Pách Thượng (Đắk Lắk)… Tiếp tục chuyển dịch phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số; thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng khu công nghiệp. Tích cực triển khai các tiêu chí, tiêu chuẩn về hạ tầng thương mại, trong đó có tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong giai đoạn 2021-2025; nghiên cứu, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó chú trọng quy hoạch, phát triển và sử dụng hiệu quả không gian ngầm đô thị, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp gắn với hạ tầng xã hội, bảo đảm nhà ở cho công nhân. Triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
[3] Nghiên cứu, tham mưu, xây dựng, trình phê duyệt các cơ chế, chính sách và có các giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư, thúc đẩy triển khai nhanh nhất các dự án, công trình phát triển điện lực và năng lượng tái tạo. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án, công trình điện. Khẩn trương đầu tư xây dựng Dự án đường dây truyền tải 500kV từ Quảng Trạch đến Phố Nối, phấn đấu hoàn thành trong tháng 6 năm 2024.
[4] Theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
[5] Trong đó, chú trọng những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao gắn với phát triển thị trường, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; bảo đảm an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Phấn đấu đạt sản lượng lúa khoảng 42,76 triệu tấn; lương thực có hạt đạt 47,06 triệu tấn; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 4,0-5,0% so với năm 2023; giá trị sản xuất thủy sản tăng 3,7 - 4%; sản lượng thủy sản khoảng 9,12 triệu tấn, trong đó nuôi trồng 5,57 triệu tấn, khai thác 3,54 triệu tấn; trồng rừng tập trung 260.000ha; khoanh nuôi tái sinh 150 nghìn ha. Tập trung triển khai hiệu quả 06 Chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao đời sống, giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng nông thôn mới (môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện Chương trình OCOP; chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch nông thôn…).
[6] Ưu tiên đầu tư vốn cho các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng vùng động lực tăng trưởng, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng số, phát triển xanh, giáo dục, y tế, văn hóa; các vùng khó khăn, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu…
[7] Xây dựng, thực hiện các Đề án trung tâm tài chính quốc tế, khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng…
[8] Theo hướng mở rộng đối tượng áp dụng, cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn với đẩy mạnh phân công, phân cấp; đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam… Xử lý từng bước chắc chắn dứt điểm các dự án tồn đọng kéo dài; hoàn thành cơ cấu lại 03 dự án hóa chất và trình cấp có thẩm quyền cho chủ trương xử lý đối với 4/12 dự án còn lại.
[9] Trong đó, chú trọng tăng khả năng tiếp cận đất đai, hạ tầng, vốn tín dụng; hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, đào tạo nhân lực...
[10] Trong đó, tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, hoàn thiện phương pháp dạy và học, thi cử...; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là bậc đại học. Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới tự chủ đối với mô hình tổ chức, hoạt động của các đại học; phấn đấu bảo đảm 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo; Nhà nước tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các trường đại học công lập ở một số lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, Chiến lược Phát triển Giáo dục, quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo…; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập; bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo. Tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
[11] Trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật Nhà giáo; xây dựng Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện hiệu quả lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên; bảo đảm đủ số biên chế được giao tại Quyết định số 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị, nhất là giáo viên mầm non; tiểu học và giáo viên giảng dạy môn mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018… Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, phát triển trường học ở các khu vực có dân số tăng nhanh, khu vực khó khăn.
[12] Trong đó tập trung triển khai thực hiện một số định hướng trọng tâm sau: (i) Có cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro, thất bại trong khoa học; dỡ bỏ các rào cản hành chính trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; (ii) Tạo dựng khuôn khổ pháp lý triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ; (iii) Nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất, triển khai các chế độ, chính sách về đãi ngộ vượt trội cho đội ngũ nghiên cứu khoa học công nghệ và các quy định về tính rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học; (iv) Đổi mới tư duy về trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học công nghệ công lập phù hợp với thông lệ quốc tế; (v) Hình thành và phát triển các Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia và 03 sàn giao dịch công nghệ trọng điểm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương…
[13] Nhất là đầu tư phát triển công nghệ hydrogen xanh, sản xuất chip bán dẫn...
TheoTTXVN