Chuyện tình Chử Đồng Tử_kèo tài 2

Trích đoạn Chử Đồng Tử - Tiên Dung:

Nhà hát Chèo Thái Bình vừa ra mắt vở diễn Thiên duyên huyền tích(Cây gậy thần).Vở diễn được dàn dựng dựa trên kịch bản của cố tác giả Hoàng Luyện,ệntìnhChửĐồngTửkèo tài 2 người đã được giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật, thạc sĩ Lê Thế Song chuyển thể kịch bản Chèo. 

Vở diễn dựa trên huyền tích, câu chuyện tình của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Câu chuyện tình ấy rất đẹp nhưng vấp phải sự ngăn cản của vua Hùng. Dù bị cấm cản nhưng cả hai vẫn quyết tâm đến với nhau, để rồi Chử Đồng Tử - Tiên Dung xây dựng lâu đài thành quách và đặc biệt tạo ra sự giao thương buôn bán trên bến dưới thuyền rất tấp nập, giúp người dân vượt qua đói khổ. Câu chuyện kịch kết thúc bằng cảnh Chử Đồng Tử - Tiên Dung hoá đôi hạc trắng về trời. 

“Chử Đồng Tử là một trong bốn nhân vật được coi là ‘tứ bất tử’ (bốn vị thánh không bao giờ chết) của Việt Nam, ba người còn lại là: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng và Thánh mẫu Liễu Hạnh. Dựng vở diễn này, Nhà hát Chèo Thái Bình mong muốn thông qua mối thiên duyên của Chử Đồng Tử - Tiên Dung truyền đi thông điệp về khát vọng tự do, hạnh phúc của con người cũng như tinh thần dân tộc nếu như không có sự đoàn kết thì không có triều đại nào tồn tại”, NSND Vũ Ngọc Cải - Giám đốc Nhà hát chèo Thái Bình cho biết.

Dù được sách tác cách đây 60 năm nhưng vấn đề đặt ra không không hề cũ: đó là cái thiện và cái ác, đó là sự cởi mở trong việc mở rộng giao thương, phát triển xây dựng đất nước giàu mạnh,…

Vở diễn từng được Lê Thế Song chuyển thể thành kịch bản cải lương với tên gọi Cây gậy thần(NSND Tống Toàn Thắng và Triệu Trung Kiên đồng đạo diễn). Nếu ở phiên bản cải lương, người xem thấy câu chuyện tình của Chử Đồng Tử - Tiên Dung rất bi tráng thì với bản Chèo là một cách kể khác của tác giả - đó là chuyện tình đầy chất thơ, lãng mạng, trữ tình, ngọt ngào. 

Bản thân kịch bản của của tác giả Hoàng Luyện đã rất hấp dẫn và khi nó được đắp thêm âm nhạc của chèo đầy chất thơ cùng những mảng miếng sân khấu của đạo diễn - NSƯT Lê Thanh Tùng, người xem như được đắm chìm vào không gian thanh bình của làng Chử Xá từ thời vua Hùng dựng nước.

Đạo diễn Lê Thành Tùng chia sẻ, ông muốn qua vở diễn này giới thiệu với khán giả cả nước ở Thái Bình có một làng chèo vô cùng nổi tiếng – Làng Khuốc. Làng Khuốc có khoảng gần 100 làn điệu chèo. Hiện tại nơi đây vẫn còn chiếu chèo rất lớn và có những buổi biểu diễn hàng tháng, hàng quý nhưng để phát triển mô hình này làm du lịch.

Chính vì thế, đây được coi là vở diễn có nhiều bài hát chèo nhất với hơn 30 bài. Các nghệ sĩ chuyên nghiệp của nhà hát chèo Thái Bình đã sưu tập được những làn điệu này và đưa vào trong vở diễn. Người yêu chèo không những được nghe những bản chèo cổ mà còn cảm giác thư thái khi nghe những làn điệu này qua giọng hát và cách xử lý bài hát một cách trẻ trung, tươi mới của của hai nghệ sĩ trẻ đóng vai Chử Đồng Tử và Tiên Dung.

 “Tôi đưa tính dân gian huyền thoại vào vở diễn nhưng lại tôn vinh được tính trữ tình, tôn vinh được mối tình của Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Vì có mối tình này mới chắp cánh cho những công lao của các hai vị thánh này, nó thoát khỏi những phong kiến ngày xưa, mối lương duyên quá đẹp”, đạo diễn Lê Thanh Tùng chia sẻ.

Nghệ sĩ Xuân Hồng - con gái của cố tác giả Hoàng Luyện chia sẻ sau vở diễn: “Tôi rất hài lòng với các nghệ sĩ ngày hôm nay bởi họ đã khắc hoạ các nhân vật trong vở Chèo rất sinh động và rõ nét. Tôi thấy đạo diễn đưa màn hát trống quân vào hội làng rất hay vì đây là đặc sản của Hưng Yên. Cách dàn dựng này đã mang tới một sinh khí mới cho kịch bản của bố tôi với một góc nhìn và khai thác khác. Tôi rất hài lòng với các đạo diễn và nhạc sĩ khi đưa âm nhạc vào làm mới trong từng bản diễn”.

Vở diễn sẽ tham gia cuộc thi nghệ thuật sân khấu Chèo toàn quốc năm 2022 được tổ chức tại Hà Nam sắp tới.