PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Cựu phóng viên kể chuyện nuôi con ở trời Tây_kèo bóng đá bet88

Cựu phóng viên kể chuyện nuôi con ở trời Tây_kèo bóng đá bet88

Trong năm 2015,ựuphóngviênkểchuyệnnuôiconởtrờiTâkèo bóng đá bet88 có hai quyển sách về ký ức tuổi thơ Hà Nội vào thời bao cấp những năm 70 và 80 thế kỷ trước ra mắt bạn đọc, là Quân khu Nam Đồng và San San chân to đi xốp.

Quân khu Nam Đồnglà những câu chuyện tuổi mới lớn của các cô bé cậu bé “con nhà lính” -  những đứa trẻ mới lớn thông minh nhưng khờ khạo, dũng cảm nhưng ngốc nghếch, lãng mạn và vụng về.

Còn San San chân to đi xốp mở ra một thế giới vui tươi sống động của những đứa trẻ Hà Nội trong những năm tháng bình dị, nên thơ, ngay cả khi thực tế đời sống nhiều gian khó.

Tác giả cuốn San San chân to đi xốp là Quỳnh Lê, sinh tại Hà Nội, từng là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam và Văn phòng Thông tấn xã Pháp AFP tại Hà Nội. Hiện chị sống và viết ở nước ngoài.

{keywords}
Chị Quỳnh Lê

Ai cũng lưu luyến về một quãng thời gian đã mất

Những năm 80 chỉ có những thú chơi khá nghèo nàn so với thời đại nghe nhìn đầy ắp sản phẩm bán sẵn hiện nay. Theo chị, điều gì khiến nhiều người trong thế hệ đó quyến luyến tuổi thơ của mình đến vậy?

- Có lẽ là do không gian. Ngày đó, thành phố không chật hẹp như bây giờ.  San San là một đứa con gái gầy gò, tóc bay toán loạn, chân hơi to quá cỡ, trong đầu lúc nào cũng đầy ắp đồ ăn và những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Nó thích đi lang thang trên mái nhà, trèo rào, nuôi một con mèo ú hay ăn vụng, làm bạn với một con chó rụng răng ngồi canh gốc cây chùm ruột và một con heo chuyên đi tìm nấm truffle...

Con bé lớn lên trong một ngõ nhỏ ở Hà nội vào một thời điểm đặc biệt, khi bầu trời quanh năm xanh vời vợi, phố yên tĩnh và mênh mông, những hàng rào sắt chưa mọc lên trên sân Nhà Thờ Lớn, Chùa Bà Đá vẫn còn cây ngọc lan và hồ Gươm phẳng lặng, xanh ngắt như tấm ngọc phỉ thuý đang chìm trong giấc mộng Nam Kha.

Con bé lớn lên, như Marcel Proust nói, trong một quãng thời gian đã mất.

Không phải chúng ta, ai cũng lưu luyến về một khoảng thời gian đã mất của mình?

Tôi lại muốn chị làm một phép so sánh, về tuổi thơ ngày ấy – bây giờ. Nếu được lựa chọn, chị sẽ chọn cho mình thời điểm nào để sinh ra?

- Sự thật là sẽ chẳng thể có sự lựa chọn nào đúng không? Người ta không thể chọn khi nào được sinh ra cũng như ai là cha mẹ của mình. Câu chuyện San San chân to đi xốp giống một lời tri ân với quá khứ hơn là sự nuối tiếc. Con người ta nên trân trọng quá khứ nhưng phải sống vì hiện tại và tương lai!

{keywords}
Lea và Pho mát

Học cách lạc quan để sống tích cực hơn

Quyết định từ bỏ công việc phóng viên có khó khăn với chị không?

- Khi người ta hai mươi thì quả thật là nó không khó khăn lắm, vì tin tưởng rằng sẽ tìm thấy một con đường khác. Với lại lúc đó tôi cũng có chút mong muốn một buổi sáng thức dậy không phải làm tin nữa nữa, và rồi có thể lên đường khám phá thế giới.

Nhưng đúng hơn thì chính là lấy chồng bỏ cuộc chơi.

Sau này tuy có tiếc, nhưng mà nghĩ kỹ lại, đó cũng nên là công việc của những người trẻ tuổi. Tôi vốn làm tin thông tấn mà, nhanh, chính xác, chứ  không được từ tốn, uyển chuyển,  thanh nhã như những lĩnh vực khác.

Việc dành thời gian cho gia đình, con cái với chị quan trọng tới mức nào, khi mà ở Việt Nam vẫn có những người phụ nữ được ca ngợi là hy sinh thời gian dành cho việc riêng vì công việc chung?

- Tất cả đều do hoàn cảnh mà thôi. Thuỵ Sỹ tuy có nhiều ưu điểm nhưng lại không phải là một môi trường lý tưởng cho phụ nữ. Họ không khuyến khích phụ nữ làm việc, phần lớn phụ nữ ở đây khi có con sẽ ở nhà hoặc làm các công việc bán thời gian. Vì trước khi trẻ bốn tuổi thì không có trường công, mà nhà trẻ tư thì đắt một cách khủng khiếp.

Nhất là trong hoàn cảnh của chúng tôi, không có ông bà nội ngoại để nhờ vả thì mẹ ở nhà trông con chính là biện pháp tốt nhất.

Với chị, không làm việc là niềm vui, là may mắn hay sự... ấm ức?

- Vừa là sự may mắn vừa là thiệt thòi. Tôi có thể dành toàn bộ thời gian cho gia đình, không phải va chạm với xã hội đó là cái may mắn. Thiệt thòi vì không được làm việc, một công việc mà mình yêu thích và có thể làm rất tốt.

Tuy nhiên, cuộc sống, vốn không có gì hoàn hảo. Và khi không thể thay đổi cuộc sống, đành thay đổi thái độ đối với cuộc sống vậy. Học cách lạc quan để có một thái độ tích cực hơn đối với cuộc sống.

{keywords}
Ba mẹ con

Học cách lạc quan và chuyển sang viết sách, dịch sách và nấu ăn? Tôi “nghe đồn” rằng chị nấu ăn rất ngon. Và hình như chị còn truyền cả cảm hứng nấu nướng cho các con? Tôi thấy có ảnh bé trai nhà chị đứng làm bánh từ khi còn nhỏ xíu, việc mà chẳng mấy bố mẹ ở đây dám để con động tay vào.

- Các con rất thích nấu ăn, nhất là làm bánh vì chúng có thể chạm tay trực tiếp vào bột sau đó nhào nặn linh tinh. Khi mình nấu ăn thì không cho các con nghịch xung quanh vì nguy hiểm. Lúc các con muốn nấu ăn thì cho các con làm chủ, mình ở bên cạnh giúp đỡ. Có rất nhiều sách dạy nấu ăn cho trẻ con, đơn giản, các con có thể ước lượng cân đong bằng bát, cốc hay thìa.

Nhưng mà bạn biết không, ở trường học cũng dạy làm bánh đó. Thỉnh thoảng buổi chiều cô giáo cho các con xuống phòng giáo vụ nặn bánh rồi cho vào lò của trường nướng. Có đợt lễ các cô dạy các con làm bánh rồi gói rất đẹp về tặng bố mẹ!

Bọn trẻ con được học rất nhiều kỹ năng sống và hiểu biết về môi trường, viết thì chắc chắn không đẹp và toán thì chắc là chậm hơn các bạn ở Việt Nam

Nhà trường giúp việc dạy con đơn giản hơn nhiều

Các “bạn Tây” vẫn nói “Con nhỏ, phiền muộn nhỏ, con lớn phiền muộn lớn”. Và chị, cũng như các bạn Tây, thường giải quyết nỗi "phiền muộn lớn, phiền muộn nhỏ" như thế nào?

-À, bọn trẻ con nhà tôi vẫn còn nhỏ nên may quá chưa có phiền muộn lớn. Thật ra bên này khi con còn nhỏ dễ nuôi vô cùng, vì không thể trông cậy vào ai nên các bà mẹ bắt buộc phải tổ chức cuộc sống một cách khoa học. Tới khi con bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu nổi loạn và có những ý tưởng riêng của mình, lúc đó mới vất vả.

Cũng may là Lea nhà tôi mới mười tuổi, vẫn là một đứa trẻ con mới chỉ bắt đầu thích đóng cửa phòng để yên ổn đọc sách và nghe nhạc.

Có điều phải công nhận rằng giáo dục ở bên này rất tốt. Nhà trường đã giúp tôi đơn giản công việc đi rất nhiều. Điều này có vẻ như ngược lại với ở Việt Nam, khi nhà trường chia gánh nặng của mình cho phụ huynh

Bọn trẻ con nói chung thích đi học vì chương trình nhẹ nhàng và ít bài tập. Cậu bé Pho mát nhà tôi chẳng hạn, năm nay vào lớp một. Cả tuần có hai bài tập, một bài tập viết ba dòng và một bài tập toán hoặc tiếng Pháp, điền câu trả lời vào ô trống.

Nhưng người ta lại dạy các cháu nhiều kiến thức khác. Chẳng hạn như tuần trước cháu học về hoạ sỹ Kandisky người Nga. Hay học vẽ tranh, may gối, tết vòng nhựa, nước bánh, thậm chí về cách ứng xử thế nào khi nhìn thấy chó để không bị cắn hay doạ sợ…

{keywords}
Đi thám hiểm

Cháu đã được dạy để không bị chó cắn như thế nào hả chị?

- Có một cô rất dịu dàng mang tới trường một chú chó bec giê tên Hạt tiêu và một chú labrador tên Nemo. Cô ấy cho các cháu làm quen với chúng rồi hướng dẫn cách làm thế nào để nhìn thấy chó không sợ, không chạy, không để bị chúng cắn, khi chúng muốn lấy miếng bánh trên tay mình thì phải làm gì... Sau đó cô phát cho mỗi cháu một quyển sách có in tranh và chữ hướng dẫn cách xử sự trong từng tình huông cụ thể.

Còn nhiều điều khác nữa. Như là nhà trường thường xuyên cho các cháu học trồng cây, trồng rau trong vườn trường, học về cách vứt rác, phân loại rác để khỏi ô nhiễm.

Rồi cảnh sát tới trường dẫn các con đi sang đường phải đi thế nào, nha sĩ tới nói chuyện phải đánh răng ra sao...

Tôi vừa ngạc nhiên vừa vui thú trước những điều con được dạy ở trường, vì có nhiều điều mình cũng học được thêm!

Chị thấy rằng mình là một bà mẹ truyền thống hay hiện đại? Chị có thể so sánh cách yêu con của chị hiện nay, với một người gần gũi nhất là mẹ chị, có gì giống và khác nhau?

- Khó trả lời nhỉ! Tôi nghĩ nên là một người mẹ linh hoạt, tuỳ theo hoàn cảnh mà ứng phó.

Có điều, tôi chưa bao giờ đặt ra mục tiêu là các con phải xuất chúng hay vĩ đại. tôi luôn cố gắng để các con là những đứa trẻ mạnh khoẻ, vui vẻ và trung thực.

Cũng chẳng so sánh cách yêu với mẹ được. Mẹ tôi vẫn luôn rất vất vả vì suốt đời bà chỉ nghĩ cho con cái.

Có điều này, có lẽ nói ra sợ các bà lại buồn, nhưng cũng nên tiết lộ với bạn về sự khác nhau của các bà nội bà ngoại ở nhà và ở bên này.

Bà ở Việt Nam thì thương cháu lắm, có gì cũng nhường cho cháu, rồi tắm rửa, mua đồ, ôm nựng suốt ngày được. Nhưng lại không biết cách chơi với các cháu. Các bà ở bên này thì chơi với trẻ con cực giỏi.

Vì vậy, rõ ràng đôi khi các bà ở nhà mình yêu cháu hơn rất nhiều nhưng lại không biết cách thể hiện.

{keywords}
Pho mát làm vườn

Chị cho ví dụ về "chơi với trẻ con cực giỏi" đi! Tại sao các bà ở bên đấy lại có được kỹ năng này?

-Tôi nghĩ chả riêng các bà đâu, ngay cả các bố mẹ cũng thế, giống như họ không coi bọn trẻ con là trẻ con. Có rất nhiều trò chơi tập thể mà cả nhà có thể ngồi quây quần chơi với nhau, giúp trẻ con tăng cường trí nhớ, khả năng phân tích và tính toán.

Bà thì đóng vai cô giáo hay học sinh chơi trò lớp học với các cháu, đọc truyện, làm thủ công, vẽ tranh.

Mẹ tôi sang đây cũng bắt đầu chơi cầu lông hay thậm chí đá bóng với thằng nhóc con.

Rồi cả ngồi vẽ những bức tranh tập thể với bọn trẻ con, mỗi người một góc. Hay thi vẽ theo chủ đề. Vẽ mấy chủ đề xong thì tổng kết xem ai về nhất! Người lớn đều hồ hởi chơi như trẻ con vậy đó!

Những ngày thời tiết xấu, không ra ngoài chơi được thì đành để các con xem phim hoạt hình hoặc chơi điện tử. Smart phone thì gần như không. Rất nhiều nhà bên này còn chẳng có vô tuyến nữa. Nhưng nói chung các bậc phụ huynh bên này sẽ luôn cố gắng dành thời gian cho con ra ngoài đi dạo, chơi các môn thể thao ngoài trời hay đi tham quan bảo tàng, xem phim hay các triển lãm nghệ thuật…

Xin cảm ơn chị.

Chi Mai thực hiện

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap