Giới kinh doanh bất động sản đang tỏ ra quan ngại trước nguy cơ dòng tín dụng vào bất động sản sẽ bị siết lại bởi Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 vừa qua trong tình hình bất động sản vừa mới nóng lên trong 2 năm trở lại đây.
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN trong đó dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn,ếtchặtvốntíndụngcólàcondaohailưỡleones vs dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%.
Nội dung chính của văn bản này thể hiện thông điệp có khả năng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản cho vay kinh doanh bất động sản. Bởi trong năm qua tốc độ tăng trưởng tín dụng khá “nóng” ở mảng bất động sản. Tuy nhiên, thời hạn áp dụng vẫn chưa xác định.
Thị trường bất động sản sẽ ra sao khi vốn tín dụng bị siết chặt |
Tác động mạnh mẽ tới thị trường Bất động sản
Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) nếu điều chỉnh thông tư 36 sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến nhiều thị trường khác có liên quan và tác động xấu tới toàn nền kinh tế. Do đó, việc sửa đổi điều chỉnh thông tư 36 trong giai đoạn hiện nay chưa cần thiết.
"Thị trường bất động sản hiện nay đang phát triển theo xu hướng tốt, bền vững và đang có đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Từ đó, lan tỏa đến nhiều ngành khác như thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường xây dựng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông vận tải...Như vậy, việc giữ đà phát triển của thị trường bất động sản một cách bền vững có tác động hỗ trợ tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước", Hiệp hội đánh giá.
Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam đặc biệt là các đô thị lớn, đô thị tại nông thôn còn rất nhiều. Các dự án vừa mới được hồi phục lại, tại nhiều địa phương thị trường bất động còn khó khăn nhiều. Vì vậy, nếu siết tín dụng sẽ phản tác dụng trước những nỗ lực khôi phục thị trường thời gian vừa qua.
"Trong giai đoạn trước đây chúng ta có một số bài học về điều chỉnh chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản gây nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Việc điều chỉnh này sẽ làm các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong, ngoài nước và của người dân giảm lòng tin vào sự ổn định của chính sách vĩ mô đối với thị trường ở Việt Nam. Điều này sẽ làm tăng lại lượng hàng hóa tồn kho, tăng dự án dở dang, tạo thêm khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản", VNREA nhấn mạnh.
Theo nhận định của ông Trần Anh Hùng – Luật sư hợp danh BROSS & PARTNERS cho hay: “ Tiềm lực về vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp có thể tự chủ về vốn là không nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ đối tác và khách hàng (dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.v.v.). Trong khi đó, việc huy động vốn từ các nguồn vốn khác cho thị trường BĐS như các quỹ đầu tư, quỹ tín thác bất động sản, quỹ tiết kiệm nhà ở, hoặc nguồn vốn từ thị trường chứng khoán.v.v.. vẫn chưa phải là kênh huy động vốn chính yếu và khá khó khăn. Do đó, khi thiếu vốn, cả doanh nghiệp và người mua nhà đều phải đi vay vốn tại các ngân hàng. Vì vậy, có thể thấy hiện nay, doanh nghiệp và người dân đều lệ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay từ ngân hàng.”
Ngoài ra, khi ngân hàng siết chặt việc cho vay, thì cả doanh nghiệp và người mua nhà đều sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bị ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là các doanh nghiệp với khả năng tự chủ về vốn thấp, phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, và đang bắt đầu triển khai dự án. Các doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu vốn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Thị trường bất động sản liệu có đóng băng?
Ông Nguyễn Vũ Cao, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Gia Group thì cảm thấy lo lắng: “Nếu ngân hàng siết tín dụng thì rõ ràng nó sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường BĐS đi xuống. Và nó sẽ gây một loạt đến các vấn đề thị trường, thậm chí có thể gây ngưng trệ cả một nền kinh tế chứ không riêng gì BĐS. Vì BĐS chính là một mắt xích trong nền kinh tế Việt Nam. Chuỗi nền kinh tế đấy khi mà một mắt xích có vấn đề thì sẽ tao ra cả một bộ máy bị ảnh hưởng. Thiệt hại lớn nhất ở đây chính là chủ đầu tư, thứ hai là người tiêu dùng, thứ 3 chính là liên quan đến vấn đề chung của đất nước”.
Cũng theo ông Cao thì việc này có thể ảnh hưởng tới cả thuế, GDP đều giảm xuống. Và dự đoán năm 2016 sẽ những chủ đầu tư “chết” do sản phẩm không phù hợp với thị trường thì ngân hàng sẽ không cho vay để đảm bảo dòng vốn.
Liệu rằng việc siết tín dụng vốn có thể làm bất động sản đóng băng hay không được ông Trần Anh Hùng lý giải thêm: “Khi ngân hàng siết chặt nguồn vốn, thì sẽ gây ra những khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, cũng như tác động tiêu cực đến thị trường BĐS. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến đâu, còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Khả năng thích ứng, điều chỉnh của các doanh nghiệp BĐS, việc thực hiện các chính sách, chiến lược ổn định, phát triển thị trường từ phía nhà nước, cũng như các dòng vốn khác sẽ chảy vào thị trường BĐS như thế nào.v.v… Vì vậy, theo tôi, còn quá sớm để khẳng định thị trường BĐS sẽ đóng băng khi ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN, theo hướng siết chặt hơn nguồn vốn tín dụng vào thị trường BĐS.”
Cũng theo các ngân hàng, hiện thị trường BĐS chưa đến mức nguy cơ bong bóng nhưng tồn kho BĐS đã giảm xuống và Ngân hàng Nhà nước đưa ra cảnh báo nhằm tránh việc thị trường tái diễn tình trạng bong bóng mới, các chủ đầu tư cũng phải cân nhắc tránh đầu tư ồ ạt, đổ vốn vào các dự án lớn vì sẽ gặp khó khăn khi thị trường có sự điều chỉnh.
Minh Cường
>>Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng: Đã giải ngân được hơn 10.000 tỷ đồng