Nhật báo RBK của Nga hôm 27/2 trích dẫn các nguồn tin chính phủ Nga và phát ngôn viên của Thủ tướng Mikhail Mishustin xác nhận,ạisaoNgacấmxuấtkhẩuxăngtrongthákết quả truc tiep ông Mishustin đã phê chuẩn quyết định trên nhằm đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường nội địa ở giai đoạn nhu cầu cao.
Trước đó, theo RBK, Phó Thủ tướng Alexander Novak ngày 21/2 đã viết thư cho chính phủ kiến nghị tạm dừng xuất khẩu xăng và dầu diesel khi thị trường trong nước bước vào mùa cao điểm về nhu cầu nhiên liệu.
Quan chức này giải thích, nhu cầu nội địa leo thang vì sự gia tăng sử dụng nhiên liệu trong lĩnh vực nông nghiệp vào vụ canh tác mùa xuân, việc bảo trì theo kế hoạch tại các nhà máy lọc dầu và việc đi lại ngày càng tăng dịp nghỉ hè sắp tới. Những yếu tố đó sẽ dẫn đến sự bó hẹp nguồn cung trong nước.
Tại Nga, giá trên sàn giao dịch đối với xăng AI-92 và AI-95 cũng như dầu diesel đã tăng 8 - 23% kể từ đầu năm. Giá bán lẻ nhiên liệu cũng tăng tương ứng. Ông Novak tin, các biện pháp ứng phó hiệu quả sẽ là tăng hạn mức giao dịch các mặt hàng xăng dầu trên sàn giao dịch và áp dụng lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu.
Ngoài ra, theo giới quan sát, giá xăng trong nước là vấn đề rất nhạy cảm đối với các tài xế và nông dân tại Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, trước cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra từ ngày 15 - 17/3. Một số nhà máy lọc dầu của Nga đã bị Ukraine tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) trong những tháng gần đây nhằm tìm kiếm lợi thế trong cuộc xung đột đã bước sang năm thứ 3 giữa hai nước, gây ảnh hưởng đến sản xuất nhiên liệu thiết yếu của đối phương.
Chính phủ Nga từng ban hành lệnh cấm xuất khẩu xăng và dầu diesel hồi tháng 9/2023 vì giá bán buôn tăng mạnh. Song, Moscow đã cho dỡ bỏ biện pháp này vào tháng 11 cùng năm. Bộ Năng lượng Nga cho hay, trong 2 tháng áp dụng biện pháp tạm thời này, thị trường nội địa đã hình thành tình trạng dư thừa nhiên liệu và giá bán buôn xăng dầu trên sàn giao dịch đã giảm đáng kể.
Đài RT đưa tin, lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/3 sẽ không áp dụng đối với khối lượng cung cấp đã thỏa thuận cho các nước thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu (gồm Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) cũng như Mông Cổ, Uzbekistan, Abkhazia và Nam Ossetia. Đây sẽ là lệnh cấm xuất khẩu xăng thứ hai do Nga ban hành trong vòng chưa đầy 6 tháng, nhưng sẽ không áp dụng đối với xuất khẩu dầu diesel như biện pháp hạn chế hồi cuối năm ngoái.
Hãng thông tấn Anadolu trích dẫn lời các chuyên gia nhận định, lệnh cấm mới sẽ giúp Nga ổn định thị trường nhiên liệu trong nước, nhưng có khả năng làm giảm doanh thu của các công ty kinh doanh xăng dầu nội địa. Ngay sau khi có thông tin về lệnh cấm, giá xăng AI-92 ở xứ sở bạch dương đã giảm 3,3%.
Động thái cũng có thể tác động tiêu cực đến thị trường thế giới giữa những lo lắng về nguồn cung, trong bối cảnh hoạt động lọc dầu của Mỹ sụt giảm và khó khăn trong vận chuyển nhiên liệu vì căng thẳng ở khu vực Biển Đỏ. Tuy nhiên, các nhà phân tích tỏ ra thận trọng khi đưa ra cảnh báo về nguy cơ tăng giá xăng dầu trên toàn cầu.
Mặc dù là một trong các nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, nhưng xuất khẩu xăng của Nga ít hơn so với dầu thô và dầu diesel. Việc xuất khẩu xăng của nước này hiện chỉ ở quy mô nhỏ, khoảng 100.000 thùng/ngày. Năm ngoái, nước này đã sản xuất được 43,9 triệu tấn xăng và xuất khẩu khoảng 5,76 triệu tấn trong số đó, tương đương khoảng 13% sản lượng.
Các nhà nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Nga hiện chủ yếu là các nước châu Phi và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE). Tháng trước, Nga đã giảm xuất khẩu xăng sang các quốc gia không thuộc Khối thịnh vượng chung để bù đắp cho việc sửa chữa ngoài kế hoạch tại các nhà máy lọc dầu bị hỏa hoạn và hư hại vì tập kích UAV. Do đó, lệnh cấm mới của Nga có thể chỉ ảnh hưởng đến các nước nhập khẩu và khó có khả năng làm giá xăng dầu thế giới tăng mạnh.