Chủ tịch UBND xã Cam Chính Nguyễn Văn Hà cho biết: “Hiện tại,âydựngnôngthônmớithôngminhởCamChíkèo bóng đá trực tuyến hôm nay chúng tôi đã hoàn thiện đề án xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) thông minh xã Cam Chính giai đoạn 2023- 2025 đang trình cấp trên phê duyệt. Việc thực hiện mô hình đang được địa phương triển khai, bước đầu đem lại những kết quả tích cực”.
Đến nay, dịch vụ viễn thông đã được phủ sóng toàn xã Cam Chính. Số hộ dân sử dụng dịch vụ internet ngày càng nhiều. Tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh chiếm đến 82,7%; 9/9 thôn có điểm truy cập wifi; có 7 điểm camera quan sát tại các trung tâm học tập cộng đồng các thôn, tại ngã tư các trục đường chính của xã, trụ sở cơ quan xã; 100% khu dân cư đều có camera an ninh giám sát.
Xác định, muốn xây dựng xã NTM thông minh thì đầu tiên phải xây dựng thôn NTM thông minh. Vậy nên đến nay, đa số cán bộ cấp thôn đã thiết lập nhóm zalo để trao đổi, điều hành, kết nối với các nhóm của cán bộ xã. Đồng thời, các thôn đã thành lập trang thông tin thôn, xóm, các đoàn thể trên nền tảng mạng xã hội zalo giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin mới một cách chính xác, thuận tiện.
Hình thức họp không giấy tờ, họp trực tuyến được xã Cam Chính triển khai thực hiện khá hiệu quả. 100% cán bộ, công chức sử dụng điện thoại thông minh, sử dụng hộp thư điện tử công vụ. 100% cán bộ, công chức sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành chung của tỉnh, huyện. Hệ thống dịch vụ công quốc gia được triển khai trong đội ngũ cán bộ, công chức và từng bước tuyên truyền đến toàn dân thực hiện trên môi trường mạng.
Hệ thống pa nô, áp phích được điện tử hóa, hiện có một bảng điện tử đặt tại hội trường UBND xã chuyên phục vụ cho công tác ma- két tổ chức các hội nghị, cuộc họp; 2 bảng LED để tuyên truyền các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Trên địa bàn xã đã có hệ thống đài truyền thanh FM không dây gồm 1 cụm trung tâm và 9 cụm đặt tại các trung tâm học tập cộng đồng của thôn.
Để thực hiện mô hình “NTM thông minh”, xã Cam Chính còn quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức cho người dân nhằm thúc đẩy các dịch vụ thanh toán điện tử. Đồng thời hướng dẫn, khuyến khích người dân tiếp cận các nền tảng công nghệ số, phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng điện tử. Việc thực hiện tiêu chí sản xuất trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực.
Hơn 20 mô hình chăn nuôi lợn, gà tại địa phương cơ bản được tự động hóa, đã áp dụng các yếu tố nông nghiệp thông minh, hiện đại vào quá trình sản xuất, chăn nuôi.
Chia sẻ thêm về sự cần thiết của việc thực hiện mô hình “NTM thông minh”, ông Nguyễn Văn Hà thông tin: “Thực hiện mô hình sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.
Theo đó, mô hình giúp tạo ra một hệ sinh thái thông minh và kết nối trong xã, tăng cường sự tương tác giữa các yếu tố KTXH và môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thách thức KTXH khác.
Đồng thời, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất như áp dụng công nghệ số để số hóa hồ sơ, thông tin, tối ưu hóa quản lý tài nguyên, quy trình sản xuất và tiếp cận thị trường nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân.
Cung cấp các giải pháp công nghệ số cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Cung cấp thông tin, giao tiếp thông qua các dịch vụ công trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tăng cường tính minh bạch, hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ cho cộng đồng.
Thực hiện mô hình cũng giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp và chuỗi cung ứng thông minh, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tại xã, tăng cường tính kết nối và tương tác trong chuỗi cung ứng nông sản, từ sản xuất, vận chuyển đến tiêu thụ. Từ đó nâng cao giá trị và cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp”.
Năm 2016, xã Cam Chính về đích chương trình xây dựng NTM, đến năm 2019, xã về đích NTM kiểu mẫu, năm 2022 hoàn thành chương trình xây dựng NTM nâng cao.
Đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn đạt 55,7 triệu đồng/người/năm, toàn xã không còn hộ nghèo (theo tiêu chí NTM). Năm 2023, xã Cam Chính được tỉnh chọn thí điểm xây dựng mô hình “NTM thông minh”.
Thực hiện chuyển đổi số sẽ giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả trong các lĩnh nông nghiệp, giáo dục, y tế và quản lý hành chính, từ đó tạo ra sự tiến bộ và phát triển bền vững cho địa phương.
Đồng thời, thực hiện mô hình sẽ tạo ra những cơ hội mới cho người dân trong việc tăng cường sản xuất nông nghiệp thông minh, sử dụng các giải pháp công nghệ số, truy cập thông tin về thị trường, thời tiết, kỹ thuật canh tác và các nguồn tài nguyên khác, nâng cao hiệu quả quản lý và làm việc, tăng năng suất nông nghiệp, cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống.
Mô hình chuyển đổi số “NTM thông minh” sẽ giúp chính quyền địa phương trong việc quản lý và vận hành. Các giải pháp công nghệ số được áp dụng trong việc quản lý dữ liệu, cải thiện giao tiếp và tương tác với cộng đồng, nâng cao khả năng lập kế hoạch và quản lý tài nguyên, tăng cường khả năng phát triển KT-XH trên địa bàn.
Các HTX và doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp kỹ thuật mới cho người dân thông qua việc sử dụng các giải pháp công nghệ số thông minh.
Về phía người tiêu dùng sẽ được tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và an toàn hơn, dễ dàng truy xuất thông tin nguồn gốc và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ từ thương hiệu, quy trình cung ứng nông sản đến tay người tiêu dùng.
Chủ tịch UBND xã Cam Chính Nguyễn Văn Hà cho biết thêm: “Mô hình “NTM thông minh” được triển khai với 3 nội dung là phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số. Sau khi đề án được phê duyệt, trước mắt, chúng tôi sẽ triển khai làm phòng điều hành camera an ninh trên địa bàn; thiết lập slide giới thiệu quảng bá tổng thể về xã Cam Chính…”.
Theo Thanh Lê(Báo Quảng Trị)