'Cần nắm rõ các cam kết quốc tế để thực thi cho đúng'_tỷ lẹ kèo nhà cái
Theầnnắmrõcáccamkếtquốctếđểthựcthichođútỷ lẹ kèo nhà cáio Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, các Luật chuyên ngành TT&TT đều đã được xây dựng, hoàn thiện theo định hướng thị trường, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế, trong khi các doanh nghiệp TT&TT rất nỗ lực vươn ra thị trường khu vực, thế giới trong thời gian qua.
Sáng nay, 24/8, Bộ TT&TT, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT đã tổ chức khóa tập huấn "Hội nhập Kinh tế quốc tế: Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực Thông tin & Truyền thông và các Hiệp định đã ký kết".
Thứ trưởng Phan Tâm phát biểu khai giảng khóa tập huấn. Ảnh: Giang Phạm |
Phát biểu khai giảng khóa học, Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá đây là khóa Tập huấn được tổ chức rất kịp thời, đáp ứng được nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành TT&TT ngay khi Việt Nam vừa ký kết 2 Hiệp định thương mại tự do vô cùng quan trọng là Hiệp định TPP và Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - EU. Đây là 2 Hiệp định "có nhiều cam kết tác động lớn đến sự phát triển của ngành TT&TT trong thời gian tới", ông nhấn mạnh.
Tính đến thời điểm này, ngành TT&TT cũng đã có nhiều cam kết hội nhập trong nhiều hiệp định tự do hóa song phương và đa phương khác, như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ.
Các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết đều có "ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế đất nước", mở ra các trang mới trong quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng. Phạm vi của các cam kết trải rộng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, nhưng cam kết về TT&TT luôn nằm trong số những cam kết khó khăn, chỉ đạt được trong các phiên thỏa thuận cuối cùng, Thứ trưởng chia sẻ.
Lấy thí dụ như Hiệp định TPP được ký kết ngày 4/2/2016 vừa qua, điều chỉnh rất nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống cho đến các vấn đề ít truyền thống hơn như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước. Mức độ cam kết của TPP cũng sau nhất từ trước tới na. Chương về viễn thông, thương mại điện tử đặt ra rất nhiều nghĩa vụ mới, đầy thách thức cho nhiệm vụ quản lý và sự phát triển của ngành TT&TT, ông Tâm phân tích.
Tuy vậy, theo nhiều đánh giá thì Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP, với GDP được dự đoán có thể tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, thông qua việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đã được sửa đổi, điều chỉnh theo hướng hội nhập, đồng bộ, minh bạch, hiệu quả hơn. Nhiều luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Đầu tư, hay các luật chuyên ngành như Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện được xây dựng và hoàn thiện theo định hướng thị trường, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế. Các doanh nghiệp trong ngành cũng đã có những bước phát triển đáng kể về năng lực cạnh tranh, không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà đã vươn ra thị trường khu vực, quốc tế.
"Về tổng thể, có thể nói trong suốt quá trình đổi mới và hội nhập từ năm 1986 đến nay, ngành TT&TT đã luôn nỗ lực đồng hành với hội nhập và mở cửa, tận dụng được cơ hội để phát triển mạnh mẽ", Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định.
Song để phát huy được hết các lợi thế, hạn chế được các thách thức trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Thứ trưởng Phan Tâm lưu ý cán bộ ngành TT&TT cần nắm bắt nhanh, chính xác thông tin về các cam kết, cũng như tác động của chúng đến sự phát triển của ngành để có đối sách phù hợp. Ông mong muốn sau khóa học, các học viên sẽ nắm được bức tranh tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế, nội dung cốt lõi của các cam kết tác động trực tiếp và gián tiếp đến quản lý nhà nước và hoạt động của các Doanh nghiệp trong lĩnh vực TT&TT.
Tại buổi tập huấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã chia sẻ với các học viên về lý do xuất hiện các hiệp định mậu dịch tự do mới, cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như phân tích sâu những cơ hội, thách thức mà các Hiệp định Thương mại tự do đem đến cho Việt Nam, từ đó đề cập đến giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Trong đó, ông đặc biệt xoáy vào Hiệp định TPP, một Hiệp định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
"Các cơ quan Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp phải nắm vững những cam kết của Việt Nam và 11 đối tác để thực thi cho đúng. Nếu không sẽ bị kiện vì thực hiện không đúng cam kết và cũng không biết để kiện lại khi đối tác vi phạm", ông Tuyển nhấn mạnh.
Đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT) cũng chia sẻ chuyên đề về cam kết của Việt Nam trong các FTA đối với lĩnh vực TT&TT, và cam kết riêng của một số nước, trong đó nêu rõ một số cam kết chính của Việt Nam trong các hiệp định có liên quan đến lĩnh vực bưu chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ CNTT, báo chí, xuất bản và phát thanh truyền hình, trò chơi điện tử...
T.C