- Việc thu thập thông tin để nắm đầy đủ bản chất sự việc là mong mỏi đúng,átphiếuđiềutralấylờikhaicủahọcsinhvềcáitátlàtỷ lệ bóng đá đêm nay nhưng với đối tượng là trẻ thì cần một số nguyên tắc để không làm các em tổn thương.
Tiến sĩ tâm lý học Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục thuộc Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) nhìn nhận như vậy về vụ việc Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình) lấy lời khai của học sinh sau vụ việc 231 cái tát.
Lấy lời khai của học sinh về 231 cái tát, hiệu trưởng nói gì?
"Đừng dạy học sinh trở thành công cụ"
Ngày 24/11 ban giám hiệu nhà trường yêu cầu 23 học sinh lớp 6.2 trả lời 19 câu câu hỏi; ở cuối phiếu này, các em cũng phải viết đầy đủ họ tên, ngày tháng và ghi rõ: “Lời khai của em….
Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh phát phiếu điều tra học sinh tát bạn |
Ông Nam cho rằng việc nhà trường tiến hành khảo sát như vậy đang đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Điều này tiếp tục gây tổn thương cho các học sinh, bởi chưa chắc khi trả lời những câu hỏi đó đã cảm thấy thực sự thoải mái bởi hoàn toàn có thể phải trả lời theo mong đợi của nhà trường để kết quả đỡ xấu nhất.
TS Nam nhìn nhận, chính các em tát bạn mà cảm thấy việc mình làm là sai thì cũng đã có tổn thương về tâm lý khi đã thực hiện hành vi đó. Chưa kể, các em còn có thể chịu định hướng hoặc áp lực phải trả lời khảo sát như thế nào. Điều này vô hình trung đẩy các em vào tình huống phải làm một việc làm sai và cũng giống như việc bị cô yêu cầu tát bạn dù không muốn cũng phải làm.
Theo TS Nam để làm việc với trẻ em, cũng cần phải có người có chuyên môn riêng, hiểu biết tâm lý trẻ.
“Việc đó chỉ có thể ý nghĩa khi tổ chức được một buổi chia sẻ, nói chuyện cởi mở mà trẻ được tôn trọng, lắng nghe và được phép thể hiện hết ra tất cả những suy nghĩ, cảm xúc mang tính chất tiêu cực mà không bị phán xét thì mới được. Điều quan trọng cuộc chia sẻ không ép buộc các em phải nói, em nào không muốn nói ra có thể im lặng”, TS Nam nói.
“Ví dụ với trường hợp một em bị xâm hại tình dục thì không thể đưa ra những câu hỏi em bị xâm hại bao nhiêu lần, ở những chỗ nào,... khác gì làm các em tái sang chấn”.
Trong trường hợp này, phần trả lời trong phiếu điều tra có thể gây ra nhiều hệ quả, rắc rối đằng sau. “Học sinh nào trả lời thật, cô giáo và nhà trường đọc được, ai dám chắc về sau vẫn giữ được thiện cảm. Tất cả những nguyên tắc về bảo mật, vì quyền lợi tốt nhất cho trẻ,... thì cách thức mà nhà trường làm là không được đảm bảo”.
Theo TS Nam, kể cả mục tiêu, điều mà trường mong muốn không sai thì cách làm này cũng không nên.
Còn ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng việc tổ chức phát phiếu khảo sát thăm dò này không phải vì mục đích xác minh sự thật mà chỉ là muốn thanh minh cho cô giáo và nhà trường thì là việc làm không cần thiết.
“Việc cần thiết và quan trọng với nhà trường trong giai đoạn này là hội đồng giáo dục của trường rút kinh nghiệm sau sự việc như thế nào, đã giúp cô giáo nhận thức thấy rõ được những sai sót của mình hay chưa. Cùng đó giáo dục, rút kinh nghiệm với học sinh chống bạo lực học đường, ổn định môi trường sư phạm nhà trường,... Từ đó tạo ra một môi trường dân chủ để khuyến khích học sinh dám thể hiện ý kiến của mình về những việc mình cho là sai trái.
Theo ông Lâm, có thể trường nói là điều tra, khảo sát để muốn tìm ra sự thật nhưng thực tế có thể vì áp lực hay nỗi sợ hãi mà những “lời khai” cũng không dám nói lên sự thật. “Như vậy kết quả khảo sát cũng sẽ không thể khoa học, không phản ánh đúng bản chất vấn đề, sự việc”, ông Lâm nói.
Đồng tình với quan điểm này tiến sĩ Võ Văn Nam, giảng viên khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay việc lấy phiếu điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học được cả thế giới áp dụng và Việt Nam cũng không ngoại lệ nên có lẽ ban giám hiệu Trường THCS Duy Ninh đã áp dụng việc này. Thế nhưng, việc phát phiếu điều tra của nhà trường chưa phải là một phương pháp hay. Nếu trường muốn biết sự thật có khách quan như bị phản ánh hay không, có thể tiến hành theo cách khác. Nhà trường tiến hành khéo léo hơn bằng cách phát phiếu cho từng học sinh trả lời, các em không chịu sự giám sát của ai mà trả lời tự do, không phải ghi tên trong phiếu…
Còn luật sư Nguyễn Kiều Hưng, hãng luật Giải phóng chốt rằng việc nhà trường phát “phiếu điều tra” cũng xuất phát từ mục đích cho vụ việc khách quan hơn, nhưng cách làm của nhà trường là chưa phù hợp về lứa tuổi, tên gọi cuộc khảo sát (điều tra). Hơn nữa, hiện tại vụ việc đã đã được khởi tố, nên công việc làm rõ sự thật khách quan thuộc về cơ quan điều tra chứ không phải nhà trường.
Thanh Hùng - Lê Huyền