Mới đây,ÔngHoàngNamTiếnAIpháttriểnsẽxuấthiệnnhữngtầnglớpvôdụgiải vđqg bolivia tại Ngày hội khoa học công nghệ Fschools Open STEAM Day 2024, ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT có bài chia sẻ về chủ đề “Học gì - làm gì trong thời đại 4.0”.
Ông Tiến đánh giá ở thời điểm hiện tại, thế giới đang thay đổi quá nhanh. Vì thế, nếu không xây dựng khả học tự học suốt đời để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, chúng ta sẽ trở thành người “vô dụng” trong tương lai.
Ông lấy dẫn chứng ngay tại thời điểm này, Việt Nam có khoảng 2,7 triệu công nhân ở các khu công nghiệp rơi vào nguy cơ mất việc. Tại nhiều khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang đã sử dụng robot để thay thế con người. Hay một trong những nhà máy hiện đại nhất Việt Nam cũng đang sử dụng hơn 1.000 robot để lắp ráp ôtô.
Không chỉ công nhân, những người có thể bị robot thay thế trong 5-6 năm nữa còn là những người được học hành, đào tạo bài bản, từng có kinh nghiệm làm việc nhiều năm, nhưng không chịu cố gắng và thay đổi. Đó là các nhân viên văn phòng, hành chính nhân sự. Thậm chí, 85% người làm kế toán có thể rơi vào nguy cơ mất việc trong tương lai.
Đối với ngành giáo dục, trong vòng 7 năm nữa, giáo viên cũng sẽ chịu áp lực rất lớn vì bị trí tuệ nhân tạo và robot thay thế.
“Không một giáo viên nào có thể quan lý học sinh tốt hơn AI. Chẳng hạn với bài giảng của AI, cứ 3 phút bài giảng sẽ dừng lại 1 lần. Nếu học sinh không trả lời được câu hỏi, bài giảng sẽ quay lại từ đầu. Hay kết thúc bài giảng sẽ có phần kiểm tra, nếu không đạt trên 70%, học sinh cũng phải học lại từ đầu.
Để học được hết bài không còn cách nào khác, học sinh phải cố gắng tập trung”, ông Tiến nói, đồng thời khẳng định đây là thực tế đang diễn ra ở Việt Nam chứ không phải ở đâu xa xôi trên thế giới.
Do vậy, ông Tiến cho rằng việc trở thành phiên bản tốt hơn qua mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết, giúp đảm bảo sự tồn tại lâu dài.
Bởi lẽ, nếu như những con robot trước đây phải huấn luyện rất cẩn thận mới có thể làm được việc thì ngày nay, robot cũng có khả năng đặc biệt là tự học. Chúng có thể quan sát và học được tất cả những thứ tốt đẹp nhất của con người, thậm chí học được cả từ những sai sót.
Những con robot này có thể làm tốt hơn con người rất nhiều lần và có thể làm việc 24/24 giờ, 7 ngày/tuần. Giá thuê những con robot này cũng chỉ khoảng 2,5 USD/giờ. “Do vậy, chỉ có việc học mới là nền tảng của thành công”, ông Tiến khẳng định.
Theo ông Tiến, đến năm 2027, khi tuyển dụng, các công ty, doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên phải thành thạo thêm trí tuệ nhân tạo và big data.
Ngoài ra, tiếng Anh sẽ không còn là một ngoại ngữ mà là ngôn ngữ cần thiết và bắt buộc. Năng lực tư duy và năng lực phản biện cũng là yêu cầu bắt buộc ở ứng viên.
Để trang bị cho học sinh trước những yêu cầu này, thay vì cố gắng đào tạo người học trở thành những học sinh ngoan ngoãn và cố gắng trong học tập, theo ông Tiến, giáo viên phải trang bị cho học trò khả năng phản biện bằng tư duy logic.
“Trong tương lai, những ai có tính cách hòa đồng sẽ bị đè bẹp. Người trẻ phải có phong cách, cá tính riêng. Ngoài ra, giáo dục cũng phải chuyển dần sang 5 chiều gồm nhà trường, gia đình, xã hội, tự học và trí tuệ nhân tạo”, ông Tiến khẳng định.
Tại ngày hội, gần 8.000 học sinh tham gia các khu trải nghiệm như xe phản lực, chế tạo nến thơm, thực hành thí nghiệm “Núi lửa phun trào”, trải nghiệm lập trình, vẽ tranh sáng tạo, bắn tên lửa nước, trò chơi AR, trải nghiệm với robot… Thông qua các trải nghiệm, học sinh vừa chơi, vừa học và hiểu hơn về các hiện tượng, công thức Vật lý, Hóa học, Toán học, Địa lý, Tiếng Anh… Bên cạnh đó, các cuộc thi công nghệ dành cho học sinh cũng diễn ra với sự tham gia của hàng chục đội thi đến từ các trường phổ thông trên cả nước. |