NhưVietNamNetđã đưa tin,ìmvàxửlýngaycácđốitượnglợidụngmưalũđểđăngtingiảkết quả giải vô địch quốc gia tây ban nha lợi dụng tình hình mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và của cho các tỉnh miền núi phía Bắc trong những ngày qua, rất nhiều đối tượng đã lan truyền các tin giả trên mạng xã hội để câu like, câu view, gây hoang mang dư luận.
Trước tình hình đó, trong những ngày qua, Bộ TT&TT liên tục đưa ra các chỉ đạo và tiến hành nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng lan truyền tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT – Bộ TT&TT) cho biết, để phòng chống tin giả, tin sai sự thật, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các cơ quan báo chí liên tục cập nhật những thông tin chính thống về công tác phòng chống mưa lũ; đính chính, phản bác ngay khi xuất hiện các tin đồn, tin giả lan truyền trên các trang tin không chính thống, trên mạng xã hội.
Đồng thời Cục PTTH&TTĐT cũng đã đăng các bản tin cảnh báo tin giả, tin sai sự thật lên hệ thống website của trung tâm xử lý tin giả, tin xấu độc Việt Nam; các Fanpage thuộc Cục trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok… để truyền thông đến người dân một cách nhanh nhất.
Phối hợp với các trung tâm, bộ phận phòng chống tin giả tại các địa phương chia sẻ lại các thông tin cảnh báo đã được Cục PTTH&TTĐT đăng trên các website, mạng xã hội… để người dân nắm được thông tin một cách chính thống.
Theo ông Lê Quang Tự Do, Bộ TT&TT cũng tiến hành chỉ đạo các Sở TT&TT phối hợp với lực lượng công an địa phương tiến hành truy tìm, xử lý ngay các đối tượng lan truyền tin giả, tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Bros, một người tiên phong trong việc đấu tranh phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội trong thời gian dài vừa qua cho biết, để phòng chống tin giả, tin sai sự thật của các đối tượng lợi dụng tình hình mưa lũ đưa ra, cần chủ động truyền thông mạnh mẽ vấn đề này trên các kênh chính thống.
Theo ông Lê Quốc Vinh, để chống lại tin giả thì phải nói rõ ra đâu là tin thật, tin chính thống. Ngoài ra, nếu phát hiện tin giả thì cần phải công bố một cách rộng rãi để ngăn chặn. Đối với các báo, cần chủ động có trang fact – check (kiểm chứng), để mọi người biết thông tin đâu là thật và đâu là giả.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Le Bros cũng cho rằng, mức phạt 7,5 triệu đồng hiện nay là quá nhẹ, so với số tiền mà những đối tượng lan truyền tin giả, tin xấu độc kiếm được khi tiến hành câu view, câu like.
Đứng ở góc độ nền tảng, ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam cũng cho biết, hiện nền tảng này luôn tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng.
Cụ thể, khi có thông báo xác nhận nội dung trên TikTok là tin giả từ các cơ quan chức năng, phía nền tảng sẽ gỡ bỏ các nội dung này theo quy định của pháp luật.
Nếu các tài khoản vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng và pháp luật địa phương, TikTok có thể thực hiện các biện pháp quản lý như gỡ bỏ nội dung, hoặc thậm chí là khoá tài khoản với các vi phạm nghiêm trọng.
Để nâng cao ý thức người dùng tại Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 11/10/2023, Cục PTTH&TTĐT phối hợp cùng Báo VnExpress, Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT và TikTok Việt Nam tổ chức chương trình phát động các hoạt động của chiến dịch truyền thông nâng cao ý thức người dùng Internet tại Việt Nam mang tên Chiến dịch Tin.
Với thông điệp "Tin trên mạng, tin cho đúng", Chiến dịch Tin cung cấp thông tin, kỹ năng cơ bản để người dùng Internet có thể nhận biết, phòng tránh tin giả, tin xấu độc.
Trải qua 2 tháng tổ chức, Chiến dịch Tin được sự quan tâm lớn đến từ các cơ quan báo chí, truyền thông và đông đảo công chúng. Cùng với đó, cuộc thi sáng tạo nội dung Anti Fake News trong khuôn khổ Chiến dịch đã thu hút hơn 50 bài dự thi, thu về hơn 130 triệu lượt xem sau gần 1 tháng triển khai.
Bên cạnh các video dự thi, có hơn 100 video cũng tham gia đưa tin về chương trình, với số lượt xem lên tới gần 280 triệu lượt. Đặc biệt, thông điệp Anti Fake News đã được rất nhiều nhà sáng tạo nội dung hưởng ứng thông qua việc đặt hashtag trên bài đăng. Đến ngày 20/11 đã có gần 1.5 triệu video gắn hashtag Anti Fake News trên nền tảng TikTok, đạt số lượt xem lên đến hơn 5 tỷ lượt.