Hôm 7/3,ĐiềuítbiếtvềnhữngconnuôicủaHoànggiaAnhlàngườidamàtip miễn phí một ngày trước khi cuộc phỏng vấn vợ chồng Hoàng tử Harry được phát sóng tại Mỹ, bà Priya Atwal, người chuyên nghiên cứu về chế độ quân chủ tại Anh và trên thế giới, đã tiết lộ trên Twitter về những người da màu từng được Nữ hoàng Victoria nhận làm "con đỡ đầu" trong suốt những năm 1850-1860.
Chủ đề này nhanh chóng lan truyền rộng rãi, và bản thân Priya Atwal cũng kinh ngạc trước độ nổi tiếng của nó.
Con đỡ đầu của Nữ hoàng Victoria
Sara Forbes Bonetta, con nuôi đầu tiên của Nữ hoàng Victoria. Ảnh: Royal Collection Trust |
Giữa thế kỷ 19 là thời kỳ cực thịnh của Đế quốc Anh và chế độ quân chủ của nước này. Lãnh thổ Anh lúc đó trải dài đến cực đại, với một hệ thống thuộc địa rộng lớn và các tuyến hàng hải kéo từ Á sang Âu. Đó cũng là thời điểm Hoàng gia Anh bắt đầu “nhận con nuôi” người nước ngoài, phần lớn từ những gia đình quyền quý của các nước thuộc địa.
Trường hợp đầu tiên là Sara Forbes Bonetta, công chúa bộ lạc Egbado ở Tây Phi. Mồ côi cha mẹ khi mới 5 tuổi và bị bắt làm nô lệ suốt 2 năm, Sara Bonetta sau đó được một thuyền trưởng hải quân Anh giải cứu và gửi gắm cho Nữ hoàng Victoria. Kể từ đó, Hoàng gia Anh tiếp tục nhận con nuôi từ nhiều vùng khác nhau trong đế chế rộng lớn của mình.
Họ đều được Nữ hoàng Victoria quan tâm và bảo vệ hết mực, và ở nhiều khía cạnh, theo Priya Atwal, là những đứa trẻ được “ngậm thìa vàng”.
Trong số những người con nuôi của Nữ Hoàng Victoria còn có Gouramma, Công chúa vương triều Coorg nằm ở phía nam Ấn Độ. Sau khi vương triều sụp đổ, Gouramma theo cha đến Anh vào năm 1852, và được Nữ hoàng nhận nuôi sau khi cải đạo sang Cơ đốc giáo.
Công chúa Gouramma của vương triều Coorg, Ảnh: Royal Collection Trust |
Dù thường xuyên được xuất hiện cùng các thành viên Hoàng gia Anh, được ban tặng những bộ quần áo, đồ trang sức cao cấp hay thậm chí được phong tước công chúa danh dự, song cuộc sống và việc học tập của Gouramma vẫn bị Nữ hoàng Victoria kiểm soát chặt chẽ.
“Nữ hoàng thậm chí không cho phép Gouramma gặp lại cha đẻ của mình, đến mức công chúa sau này đã mất đi khả năng nói tiếng Hindi”, Priya Atwal viết. “Tất cả là nhằm đảm bảo rằng những hành xử của công chúa phải phù hợp với việc bảo vệ hình ảnh của Hoàng gia Anh”.
Nữ hoàng Victoria còn cố gắng gả Gouramma cho Maharaja Duleep Singh, cựu vương Sikh phía bắc Ấn Độ, người đã sang Anh định cư sau khi bị mất ngôi vào năm 1854. Những người con của Duleep Singh sau này cũng đều trở thành những người con nuôi của Hoàng gia Anh.
Đến những năm 1860, Nữ hoàng Victoria còn trở thành mẹ đỡ đầu của 2 người con nữa: Hoàng tử Alamayu của Đế quốc Ethiopia, và Albert Victor Pōmare, con trai một gia đình thổ dân Maori di cư sang Anh. Những đứa con này dù sống với các gia đình hoặc “người đỡ đầu” khác nhau, song Nữ hoàng Victoria vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng giáo dục và rèn rũa hành vi, lối sống của họ.
Xây dựng hình ảnh hoàng gia
Những người con của Maharaja Duleep Singh. Ảnh: Royal Collection Trust |
Phần lớn những gì chúng ta được biết về Hoàng gia Anh ở thời điểm hiện tại, với tư cách những người của công chúng và xây dựng các mối quan hệ với giới truyền thông, vốn đã được củng cố dưới thời đại Victoria, cùng với sự phát triển của máy ảnh và các phương tiện in ấn đại chúng vào thời điểm đó.
Theo Priya Atwal, một phần lý do tại sao những người con nuôi này được Nữ hoàng Victoria đặc biệt sủng ái, là vì Hoàng gia Anh muốn xây dựng một hình ảnh mới mẻ, không chỉ ở chính quốc mà còn trên các vùng thuộc địa của Anh.
Nhiều tài liệu đã ghi nhận Nữ hoàng Victoria và Vương tế Albert là những người khởi xướng việc thực hiện các album ảnh của hoàng gia, do công nghệ nhiếp ảnh hồi đó đã trở nên tiên tiến hơn, và được Nữ hoàng Anh đặc biệt ưa chuộng. Trong những album này có cả ảnh chụp Nữ hoàng Victoria cùng các con nuôi của bà, như Gouramma hay Sarah Forbes Bonetta.
“Theo một cách nào đó, họ vẫn được xem như những thành viên gia đình máu mủ, kể cả khi họ chỉ là con nuôi. Những bức ảnh này đã góp phần tạo nên hình ảnh công khai về chế độ quân chủ, và nhằm mục đích thể hiện một hoàng gia gương mẫu và trong sạch”, Priya Atwal chia sẻ.
Hoàng tử Alamayu của Ethiopia. Ảnh: Royal Collection Trust |
Nữ sử học này cũng nhận định, địa vị của chế độ quân chủ tại Anh đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào dư luận theo thời gian. Vì vậy, việc bảo vệ hình ảnh của họ cũng ngày càng được chú trọng hơn. Mọi thứ phải hoạt động vì lợi ích của chế độ quân chủ, của vương quyền và của hoàng tộc.
Đó là một chủ đề nhất quán xuyên suốt chiều dài lịch sử của Hoàng gia Anh, đặc biệt trong giai đoạn gần đây, khi báo chí lá cải, vốn đang trở thành một thứ quan trọng đối với đời sống xã hội, từng gián tiếp gây ra một số vụ bê bối và thảm kịch của hoàng gia trong những thập kỷ gần đây.
Việt Anh
Hoàng tử Harry tiết lộ đã bị cắt trợ cấp sau khi vợ chồng anh quyết định từ bỏ địa vị thành viên Hoàng gia Anh và chuyển đến California, Mỹ sinh sống.