您现在的位置是:PhongThuyBet > Cúp C2
Thiếu thực tế, chứng chỉ hành nghề dễ thành 'giấy phép con' khổ nhà giáo_kết quả trận bóng đá đức
PhongThuyBet2025-01-26 00:57:00【Cúp C2】7人已围观
简介Tin thể thao 24H Thiếu thực tế, chứng chỉ hành nghề dễ thành 'giấy phép con' khổ nhà giáo_kết quả trận bóng đá đức
Là một kiểu quản lý hành chính
Ở góc độ giảng viên đại học,ếuthựctếchứngchỉhànhnghềdễthànhgiấyphépconkhổnhàgiákết quả trận bóng đá đức ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận không cần thiết giáo viên phải có chứng chỉ hành nghề.
Bảo vệ quan điểm của mình, ông Sơn phân tích: Thứ nhất, tuyển dụng giáo viên/ giảng viên là tuyển chọn. Giáo viên/ giảng viên không có khả năng giảng dạy, không có kiến thức tốt, không có khả năng nghiên cứu đã bị đào thải trong quá trình tuyển dụng.
Đề xuất nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề |
Thứ hai, việc thêm chứng chỉ không cần thiết bằng việc phải quy định các đơn vị phải/ bắt buộc tổ chức các khóa huấn luyện giáo viên/ giảng viên về phương pháp giảng dạy, kỹ năng mềm.
Theo ông Sơn, những vấn đề, sự cố xảy ra trong thời gian vừa qua có phải do khâu tuyển dụng có vấn đề hay không cần xác định rõ. Nếu không, có thêm chứng chỉ, chỉ là thêm thủ tục không cần thiết, đâm ra lại thành "hủ tục".
"Bằng chứng rất rõ là vấn đề về chứng chỉ tiếng Anh, Tin học - đã có, đã bắt buộc nhưng có giải quyết chất lượng được đâu. Giảng viên/ giáo viên cần nhất là có kiến thức, kỹ năng và tố chất, phải được bồi dưỡng thường xuyên, chứ không phải là chứng chỉ mang tính hình thức" - ông Sơn nói.
Còn hiệu trưởng một trường THPT ở Quận 1, TP.HCM khi nói về chứng chỉ hành nghề giáo viên đã thẳng thắn "Tôi nghĩ đây là vấn đề quản lý giáo viên theo kiểu hành chính, tương tự như vấn đề giáo viên phải có bằng sau đại học. Trên thực tế, giáo viên chúng tôi chưa thấy được giá trị, hiệu quả của việc quản lý này".
Theo cô, điều giáo viên và nhà quản lý quan tâm hiện nay là năng lực tổ chức dạy học và kỹ năng sư phạm. Vì vậy, phải làm sao để thực hiện hai điều này. Khi đó chắc chắn sẽ không xảy ra những "điểm tối" như vừa qua hay phải đặt ra một chứng chỉ trên giấy tờ nào nữa.
Làm không khéo sẽ vẽ thêm vùng tiêu cực của giáo dục
Ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường doanh nhân PACE và Viện trưởng viện giáo dục IREC, lại là người đã cho rằng nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề và đạt chuẩn mực chuyên nghiệp từ hai năm trước. Theo ông Trung, trên thế giới, những người làm giáo dục Mỹ đã chuyên nghiệp hoá hoạt động của người thầy bằng "Bộ quy chuẩn giảng dạy chuyên nghiệp" do Uỷ ban quốc gia và Hiệp hội Nhà giáo ban hành.
Bộ quy chuẩn được xem là một sự sáng tạo chung của giáo dục Mỹ. Dựa trên sự sáng tạo chung này, mỗi nhà giáo sẽ có thêm những sáng tạo riêng trong quá trình hành nghề. Ở các ngành nghề khác, những người làm nghề kiểm toán đã theo đuổi mục tiêu đạt "chứng chỉ hành nghề" của quốc gia và quốc tế, còn những người làm nghề y, nghề luật cũng bắt đầu kết nối mình với những hội nghề nghiệp có uy tín…
"Rất nhiều người làm giáo dục giật mình với câu hỏi của phụ huynh nước ngoài khi muốn cho con học tại Việt Nam rằng "Ở trường bạn có bao nhiêu giáo viên có chứng chỉ hành nghề và đạt chuẩn mực chuyên nghiệp?"" - ông Trung kể.
Theo ông Trung, việc đặt ra chuẩn mực cũng là cách để bảo vệ uy tín, hình ảnh của những người làm nghề giáo trong xã hội, khiến cho tiếng nói của nhà giáo (do tổ chức này đại diện) đối với chính quyền, cộng đồng sẽ mạnh mẽ hơn. Đây cũng là cách những người thầy có khả năng đua tranh mạnh mẽ cùng đồng nghiệp trên thế giới, tạo ra những người học trò tự do, sống một cách đàng hoàng và làm việc thành công.
Chứng chỉ hành nghề sẽ giải quyết được hai việc: Đầu tiên là chuẩn nhà giáo, thứ hai là làm cho nhà giáo luôn đạt được chuẩn mực, chuẩn nghề nghiệp, nâng chất lượng.
"Về mặt lý thuyết, chứng chỉ hành nghề giáo viên là cần thiết nhưng phải làm thế nào để tránh ồ ạt, hình thức. Nếu không có giá trị, chứng chỉ hành nghề sẽ là thứ làm khổ nhà giáo và vẽ thêm vùng tiêu cực của giáo dục" - ông Trung nói.
Ông Trung cho rằng, nơi cấp chứng chỉ hành nghề phải là một đơn vị độc lập với nhà nước, thuộc xã hội dân sự mới khách quan. Còn nếu vận dụng cách làm của nước ngoài vào thì phải xem xét cụ thể. Điều quan trọng nữa là phải xác lập bộ chuẩn mực để cấp chứng chỉ để các nhà giáo vươn tới và vượt qua.
Trong khi đó, TS Hoàng Ngọc Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp Việt Nam đặt ra hàng loạt vấn đề: Vì sao phải có chứng chỉ hành nghề của giáo viên? Liệu có chứng chỉ hành nghề cho giáo viên thì chất lượng giáo dục học sinh có nâng lên? Phải chăng hiện nay chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý giáo viên vi phạm phẩm chất đạo đức và năng lực hạn chế? Có chứng chỉ hành nghề nhưng chưa lấy gì đảm bảo giá trị đúng của nó?...
Theo ông Vinh, các ý kiến đề xuất giáo viên có chứng chỉ đang là những giả định "hy vọng giáo viên sẽ tốt hơn...mà chưa có bằng chứng cụ thể".
"Ở một số quốc gia không có chứng chỉ hành nghề cho giáo viên nhưng nền giáo dục của họ rất tốt. Ở vài nơi dùng chứng chỉ chuyên nghiệp cho giáo viên sau khi đạt được trình độ tối thiểu theo yêu cầu phải qua các kỳ thi đánh giá nâng hạng. Chứng chỉ này sẽ như là giấy thông hành để mang đi tìm kiếm việc làm trên thị trường mà không bị phân công hay điều chuyển của cơ quan quản lý, đảm bảo hạn chế sự bất cập về cung cầu trong thị trường nhân lực" - ông Vinh cho hay,
Ông Vinh cho rằng, nếu đưa điều này vào Luật cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng chất lượng giáo viên không như yêu cầu như hiện nay. Bởi trước đây, với yêu cầu giáo viên có chứng chỉ tiếng Anh việc mua bán đã tấp nập như chợ thì liệu có thêm chứng chỉ giáo viên thì sao?
"Điều cần thiết hiện nay là xây dựng lại tiêu chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên bộ môn trên cơ sở phân tích việc làm của giáo viên để biết kiến thức, kỹ năng và khả năng độc lập, tự chủ thực hiện công việc tại trường lớp học cần phải có. Để từ đó bám vào Khung trình độ quốc gia để xác định các chuẩn đầu ra, thời lượng học tập ở mỗi trình độ đào tạo giáo viên" - ông Vinh đề xuất.
Theo ông Vinh, việc xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng để phát triển chương trình đào tạo, xác định nhu cầu kỹ năng cần bồi dưỡng và thiết kế tổ chức bồi dưỡng. Các làm tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên vừa qua đã ban hành không theo cách tiếp cận đó, còn chung chung..., vì thế đào tạo giáo viên ở các trường ĐH đang thiếu hẳn việc đào tạo kỹ năng hành nghề cho giáo viên. Ngoài ra, cũng cần kèm theo các chính sách đánh giá, bồi dưỡng và đãi ngộ để cải thiện chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL.
Lê Huyền
Đề xuất nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề
- Ngày 10/1, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị xin ý kiến về Chính sách nhà giáo trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
很赞哦!(3382)
相关文章
- Họa sĩ Thành Chương giới thiệu tranh cùng các nghệ sĩ Na Uy
- Báo hoa bị lợn rừng móc hàm bằng nanh 'khủng'
- Bản cập nhật tháng 3 của Tân Thiên Long 3D khiến game thủ hào hứng
- Galaxy S8 là smartphone đầu tiên có Bluetooth 5.0 siêu tốc
- 7 cách hữu ích giúp kéo dài tuổi thọ cho ô tô cổ
- Gunny Mobi khoe 6 điểm cực hot của phiên bản Tân Thế Giới
- 15 ngày vàng khuyến mại mừng Trần Anh khai trương 2 siêu thị mới
- Ai sẽ dự “bàn tròn công nghệ” cùng Donald Trump?
- Vũ nhôm’ và 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị đưa ra Hà Nội xét xử
- iPhone 8 sẽ sử dụng công nghệ chụp ảnh 3D
热门文章
站长推荐
Những trải nghiệm lần đầu tiên trên thế giới tại Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean
Xuất hiện phiên bản game mobile của anime đình đám Gintama
Các fan đã có thể kết hôn cùng Hatsune Miku ngay từ lúc này
(Clip) Bất ngờ với bản mod đẹp không tưởng
“Ba bước tới mặt trời”
Cười lăn với chùm ảnh chế Spider man của cộng đồng mạng
Toàn cảnh nhật thực sáng nay tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á
Cách thêm bàn phím emoji cho Chrome trên Windows