Đó là hoàn cảnh của em Đinh Thị Tình,ánghèonữsinhHàTĩnhtừbỏgiấcmơvàoĐHYHàNộthứ hạng của middlesbrough học sinh lớp 12 A1, Trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Đinh Văn Hợi và bà Trần Thị Nông đang rất buồn bã vì không thể cho đứa con gái út của gia đình tiếp tục theo học đại học. |
Tình là con út trong gia đình có ba chị em. Do nhà nghèo nên hai chị gái của Tình đành gác lại con đường học hành rồi lặn lội vào miền Nam để mưu sinh.
Là con út nên Tình được bố mẹ cho ăn học đầy đủ hơn. Và 12 năm đèn sách là 12 năm em đạt học sinh giỏi của trường, của huyện và của tỉnh.
Với kết quả thi đạt 28,2 điểm khối B, theo thống kê, điểm số của Tình nằm trong top 550 thí sinh có điểm cao nhất khối B của cả nước (không tính điểm ưu tiên).
Nếu tính cả điểm cộng 0,5 điểm thì tổng điểm xét tuyển đại học của Tình là 28,7 điểm. Mức điểm này tương đương với mức điểm chuẩn năm 2020 của 2 trường Y lớn nhất cả nước là ĐH Y Hà Nội (22,4 - 28,9 điểm) và ĐH Y Dược TP.HCM (19 - 28,45 điểm).
Góc học tập của cô gái nghèo |
Dù vậy, khuôn mặt của cô học trò nhỏ thoáng buồn sau khi kể về thành tích và kết quả học tập của mình. Em trải lòng: “Dù đậu vào đại học thì em cũng không thể theo học vì gia đình không đủ điều kiện để chu cấp”.
Nói xong Tình quay mặt sang hướng khác khi những giọt nước mắt đang chực lăn trên gò má.
Trong căn nhà cấp 4 thấp, ông Đinh Văn Hợi (bố Tình) tiếp chúng tôi bằng những câu nói đứt quãng, ông cho biết cuộc sống của gia đình rất khó khăn. Ngoài 6 sào ruộng chỉ đủ ăn cho 3 người thì gia đình không có thêm một khoản thu nhập nào khác. Bản thân ông và vợ lại thường xuyên ốm đau.
Khi nói về thành tích học tập của Tình, ông Hợi rất tự hào: “Nó học rất giỏi. Năm nào cũng giấy khen đủ các loại, đến nay nó vẫn còn cất giữ như báu vật. Từ nhỏ nó đã có ước mơ làm bác sỹ. Nay chứng kiến cảnh con mình phải từ bỏ ước mơ giữa chừng vì cái nghèo, vợ chồng chúng tôi đau lòng lắm”.
Những ngày này, dù đã thi xong nhưng Tình vẫn có thói quen lấy sách vở ra học. Góc học tập của em chỉ có những quyển SGK, máy tính bảng đơn sơ cùng vài bộ đề thi tham khảo.
Cô học trò được giáo viên chủ nhiệm đánh giá có hoài bão, lại chăm học. Vì vậy, sẽ rất thiệt thòi cho em nếu không thể đi học tiếp |
Thầy Trần Duy Điệp, chủ nhiệm lớp 12A1 - Trường THPT Trần Phú cho biết, Tình có ước mơ học ngành y ngay từ lúc bước vào lớp 10.
Việc Tình đạt điểm cao không khiến thầy Điệp ngạc nhiên. Điều khiến thầy lo lắng là điều kiện gia đình em rất khó khăn, không thể lo cho em học tiếp.
“Nếu Tình phải nghỉ học thì đây là một thiệt thòi rất lớn đối với em vì em là đứa học trò có hoài bão, có kiến thức lại chăm học”, thầy Điệp chia sẻ thêm.
Cập nhật: Sáng 3/8, ông Trần Quang Tuấn - Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ đã trực tiếp xuống nhà em Tình để tặng quà động viên, nghe tâm tư nguyện vọng của Tình. Ông Tuấn cho biết sẽ tìm phương án và kêu gọi các đoàn thể, các cá nhân cùng giúp sức để em Tình đạt được nguyện vọng. Tình xúc động: “Mỗi ngày em nhận đến hàng trăm cuộc điện thoại hỏi thăm, động viên. Rất nhiều người xin số tài khoản rồi chuyển tiền để hỗ trợ em đi học. Hơn 20 người ở Hà Nội gọi điện nói sẽ tài trợ ăn, ở và đóng tiền học phí cho em”. Tổng số tiền hỗ trợ mà bạn đọc gửi đến VietNamNet để giúp đỡ em Tình là 60 triệu đồng đã được đại diện Báo cùng chính quyền địa phương trao trực tiếp đến em Tình vào ngày 20/8. Ngoài ra, Tình và gia đình cho biết đã nhận được hỗ trợ trực tiếp hơn 200 triệu đồng cùng nhiều hỗ trợ về học phí. Tổng số tiền hỗ trợ mà em nhận được là hơn 300 triệu đồng. Báo VietNamNet xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi và xin dừng tiếp nhận ủng hộ cho em Đinh Thị Tình. |
Sỹ Thông - Hoàng Nguyên
4 nữ sinh ở Hà Tĩnh được ủng hộ hơn 1 tỷ đồng chia sẻ niềm vui đỗ đại học
Vừa qua, Báo VietNamNet làm cầu nối, tiếp sức cho 4 nữ sinh hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh. Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, 4 thí sinh được bạn đọc ủng hộ hơn 1 tỷ đồng.