Dù trào lưu chụp ảnh bên quan tài bị lên án gay gắt,ườitrẻtạodángchumôichụpảnhtạiđáket qua bong da net nhiều chàng trai, cô gái vẫn vô tư đăng ảnh selfie tươi cười, khoe đồ hiệu trong đám tang người thân.
Chụp ảnh selfie là một trong những thú vui của giới trẻ ngày nay. Thế nhưng, việc lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ này đôi khi lại gây phản cảm.
Mới đây, dân mạng lên án gay gắt thái độ vô tâm và "tự nhiên đến hồn nhiên" của các nhân vật tham gia đám tang.
Selfie mọi lúc, mọi nơi
Chắc chắn không ai "dám" nhấn like (thích) dưới bức ảnh của những cô gái đội khăn tang, mặc áo xô, miệng cười tươi với chia sẻ: "Tang lễ mà cũng phải tự sướng".
Mọi người cũng từng chán nản khi thấy tấm hình một chàng trai đầu chít khăn trắng, chân đi đôi giày mới cùng dòng trạng thái: "Yêu ông".
Các bạn trẻ này vẫn tự nhiên chụp ảnh, dù đầu đang chít khăn tang. Ảnh chụp màn hình. |
Các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy thế nào khi con, cháu của mình cùng nhau chụp ảnh "tự sướng" khi đầu vẫn đội khăn tang? Chủ nhân bức hình thậm chí còn nhắn nhủ: "Xấu cũng đăng hi hi" hay "Cảm thấy đáng yêu"...
Hai chị em gái ở Cam Ranh (Khánh Hòa) mới đây không quên đăng ảnh trong tang lễ, cùng "lời động viên" gửi tới gia đình: "Cố cười cho mọi chuyện đi qua, cả nhà ta cố gắng nhé" và hashtag #iubốnhìu.
Phản cảm nhất là khoảnh khắc cô gái đội khăn trắng, ngồi quay lưng lại bàn thờ. Người này tâm sự "Ngày buồn" nhưng đôi môi vẫn nở nụ cười duyên dáng.
Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều trường hợp trên mạng mà chủ nhân tham dự tang lễ, song "cảm thấy hoan hỉ" hoặc tự hỏi "nên khóc hay cười cho người mất?".
Phần lớn dân mạng khi xem những bài đăng này đều cảm thấy tức giận và không thể không chỉ trích lối sống ảo, cười cợt trên sự đau khổ của người khác.
"Với nhiều gia đình, khi một thành viên qua đời, nhất là ông bà lớn tuổi, các con cháu sẽ không quá đau buồn để người đã khuất ra đi thanh thản, nhưng không thể 'tự nhiên đến vô duyên' như thế được. Đó là sự bất nhẫn, vô tâm chứ không phải là vô tư", Huy Minsk nhận xét.
Xuân Quang đưa ý kiến: "Chụp ảnh tự sướng trong đám tang nhà người khác đã không chấp nhận nổi. Việc của nhà mình mà cũng selfie thì đúng là 'cạn lời' với các bạn".
Hành động khoe giày khi vẫn còn mặc đồ tang của chàng trai bị dân mạng ném đá. Ảnh chụp màn hình. |
Chưa biết nhận thức đúng - sai
Không ít bình luận cho rằng đây có thể không phải đám tang thật. Bởi trước đó, từng có một số trường hợp diễn viên đưa ảnh phim trường lên mạng xã hội và bị "ném đá oan".
Bên cạnh đó, một số dân mạng nhận định giới trẻ hiện suy nghĩ khá đơn giản. Họ không biết việc đăng ảnh trong tang lễ là xấu, mà chỉ thực hiện theo thói quen hay muốn lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ.
Cách đây vài năm, nhiều trường hợp đã "nhận gạch đá" vì tạo dáng bên linh cữu người quá cố.
Năm 2015, bức ảnh các thành viên trong gia đình (hầu hết còn nhỏ tuổi) vui vẻ khi mặc quần áo trắng, đầu đội khăn tang trở thành tâm điểm chú ý trên mạng.
Đáng nói, khoảnh khắc này đi kèm dòng chú thích: "Chả là cha chết được chia tài sản, chúng con vui và hạnh phúc lắm. Yêu cha từ giây phút này".
Tương tự, tại thời điểm đó, tấm hình hai cô gái chụp selfie trong đám tang ông cũng gây tranh cãi.
Dù viết “Nụ cười có lẽ không vui. Đám tang đang diễn ra, hai con trốn trong phòng chụp hình. Còn 6 ngày nữa chôn ông rồi, ông yên nghỉ đi ạ. Cảm thấy xuống tinh thần khi ông ra đi", các nhân vật chính vẫn tạo dáng và cười “tươi không cần tưới” trước ống kính.
Lời động viên gia đình của hai cô gái này có lẽ không nên kèm theo bức ảnh selfie. Ảnh chụp màn hình. |
Không ai yêu cầu trong đám tang, các thành viên gia đình phải vật vã, khóc lóc, hay làm theo quy tắc có từ xa xưa như xổ tóc, đi chân đất, mặc đồ che kín gót chân...
Tang lễ hiện được tổ chức tiết kiệm, gọn nhẹ, tránh để lại sự mất mát quá lớn cho người thân, tốn kém cho gia đình. Một số nơi ở các tỉnh miền Tây còn mời nhóm “văn nghệ nghiệp dư” đến biểu diễn, khiến không khí bớt u buồn.
Thế nhưng, theo cộng đồng mạng, hành động chụp ảnh, cười đùa bên cạnh bàn thờ hay quan tài vẫn không thể chấp nhận.
Bình luận về việc này, tài khoản Trang My Trần viết: "Việc sống ảo là của các bạn, nhưng nỗi buồn khi một người thân không còn trên đời thì là thật. Hãy dành việc làm dáng, chu môi, cười điệu khi các bạn mặc bộ đồ thông thường".
(Theo Zing)