Vấn đề rác thải của Nhật Bản cực kỳ được quan tâm. Khi tôi vừa ký hợp đồng thuê nhà xong,ậtBảnxửlýrácthếnàsôi lac .tv người môi giới đã đưa cho một tờ lịch đổ rác và tài liệu hướng dẫn phân loại rác. Việc thu gom rác được chính quyền địa phương thực hiện. Các loại rác được chia làm ba nhóm chính: có thể đốt được (burnable), không đốt được (unburnable), rác nhựa, và các loại rác quá khổ, điện tử. Mỗi nhóm có một loại túi riêng để đựng với nhiều kích thước khác nhau. Mỗi kích thước này sẽ tương đương với một khối lượng nhất định. Tiền mua túi này chính là tiền phí đổ rác. Túi càng to thì giá càng cao. Ở phường (xã) nào thì sẽ mua loại túi của phường đó, không dùng của nơi khác được.
Nhà máy xử lý rác ở Nhật |
Tuy là do địa phương thực hiện, nhưng màu sắc và kích thước túi ở các tỉnh đều tương đối giống nhau.
Với các loại rác đựng được trong túi, người dân mang ra trạm rác để vứt theo lịch. Với các loại rác quá khổ (chẳng hạn như bàn, ghế, tủ, cán ô..), rác là đồ điện tử (tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy..) thì phải mua vé để công ty thu gom rác đến chở đến nơi xử lý hoặc tự chở đến nơi xử lý rồi trả tiền. Rác sẽ được cân lên và tính tiền. Rác là đồ điện tử được quan tâm vì các vi mạch điện chứa nhiều hóa chất độc hại.
Ở các nơi công cộng, trường học, chính quyền KHÔNG bố trí thùng rác, mà yêu cầu người dân mang về nhà để vứt. Như trường mầm non của con tôi tổ chức lễ hội ngắm trăng, trong giấy mời ghi rõ là gia đình mang túi đi để đựng rác.
Theo tôi. việc phân loại rác từ nguồn gián tiếp góp phần giảm chi phí xử lý cho nhà nước (tiền thuế của dân) và giảm thiểu rác. Người dân nhận thức được việc xả nhiều rác sẽ tốn kém thì sẽ giảm việc thải rác và có ý thức hơn.
Để chính sách này đi vào thực tiễn, thiết nghĩ chính quyền nên có chiến dịch thông tin cho nhân hiểu rõ vấn đề rác thải sinh hoạt. Đồng thời, chính quyền cũng phải tạo điều kiện để người dân thực hiện đúng. Rất nhiều phường xã không có chỗ vứt rác. Thử hỏi bây giờ xây một cái nhà, rác xây dựng đổ đi đâu? Ở đâu có sông hồ thì ra đổ trộm. Không có thì đổ bãi đất trống. Chẳng mấy chốc mà ô nhiễm môi trường.
Do đó, việc phân loại rác phải đi kèm, đồng bộ với việc xử lý rác. Rất mong chính sách hợp lý này sớm đi vào cuộc sống.
Dương Thành Nhân (Urasa, Minami Uonuma, Niigata)