Hồng Vy là hàng xóm của tôi hồi ở khu văn công Mai Dịch. Chúng tôi cứ lướt qua nhau cho đến một tối tại Nhạc viện Hà Nội,đinhéHồngVykiếpsauhãycứhátcaovúttrongmênhmôngbấttậbxh mêxico nhạc sĩ Hoàng Dương tổ chức đêm nhạc Hướng về Hà Nội. Tôi thấy trên sân khấu, cô hàng xóm song ca cùng ca sĩ Quốc Khánh. Giọng soprano trong vắt, không bị chói đầy cảm xúc.
Hồi đó, nhân vật trong các bài báo của tôi nhiều lắm: chú Huy Thục, nghệ sĩ Tường Vy, nhạc sĩ Nguyễn Tiến, nghệ sĩ Doãn Tần, ca sĩ Hồng Hạnh… Tôi có phỏng vấn chú Tần mà không biết “cô hàng xóm” là con gái ông, cho đến một lần qua thăm chú Tần và cô Hồng. Hồng Vy xuất hiện, cười tươi răng thỏ. Tôi nhắc về đêm nhạc chú Dương, cô bảo “bài mới tập, em sợ hát không đúng làm hỏng đêm nhạc của bác Hoàng Dương”. “Không, rất tốt, em ạ!”, tôi nói.
Từ đó, tôi thân hơn với cô hàng xóm này. Vy tính vui vẻ, nhưng trong âm nhạc rất kỹ càng và cầu thị. Năm ấy, Vy thi Sao Mai 2001, hồi đó Sao Mai đình đám lắm, khác xa bây giờ. Cô gái vót chôngđược Vy cất lên cao vút trong đêm chung kết, mang về giải Nhì đầy tiếc nuối vì ai cũng nghĩ giọng hát trong lần biểu diễn ấy phải là quán quân.
Từ cuộc thi bước ra, làng nhạc có thêm một gương mặt mang tên Hồng Vy, một giọng hát đẹp đầy cảm xúc.
Năm ấy, tôi cũng có chút chuyện riêng nên chuyển đến quận khác sống, xa khu văn công, xa những gương mặt quen và cô hàng xóm hát hay này. Thực ra tôi và Vy đều là những người lính. Vy thuộc quân số đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, tôi hồi đó là phóng viên báo Quân đội.
Tôi ra quân, thật trùng hợp, Vy cũng ra quân. Hồi cùng ở quân đội, thi thoảng chúng tôi cũng gặp tại các chuyến công tác. Nhưng từ khi hai người không còn trong quân ngũ, chúng tôi gần như không gặp lại.
Những năm sau, cứ ngày nhà báo hay sinh nhật tôi, Vy đều gọi điện, nhắc tôi nếu rảnh cứ về khu Mai Dịch ăn cùng cô bữa cơm… Tôi bôn ba theo dòng đời, vẫn nhớ lời hẹn xưa nhưng chưa một lần gặp lại…
Sau này, Vy vào Sài Gòn theo chồng. Sống cùng một thành phố nhưng chúng tôi không gặp vì mỗi người có bận tâm riêng. Tuy nhiên, qua truyền thông, tôi thấy Vy khá ổn, cho đến một ngày bạn tôi đăng tấm ảnh Vy với dòng động viên: “Mạnh mẽ lên chiến binh”, tôi mới biết em mắc bệnh hiểm nghèo.
Chiến binh chiến đấu với căn bệnh suốt 4 năm, vẫn cất cao tiếng hát. Nhưng 1 năm trở lại đây, giọng hát gần như im hẳn. Một sáng Hà Nội, ngồi với ca sĩ Tuấn Anh, tôi nhắc lời hẹn với Vy. Tuấn Anh bảo anh ơi gặp đi, chị Vy giờ đếm bằng ngày, nếu không sẽ muộn…
Về Sài Gòn, tôi và ca sĩ Tuấn Anh đến. Vy ngồi xe lăn, vẫn nụ cười như ngày cũ. “20 năm rồi, cuối cùng em với anh vẫn không quên hẹn”, Vy nói rất nhỏ. Tôi cầm tay Vy, tin vào sự mạnh mẽ của em, dù biết có thể đã ngoài tầm với. Suốt buổi gặp tôi chỉ kể chuyện để cười. Vy bảo đã lâu mới được cười nhiều thế, tôi chảy nước mắt.
Hôm nay thì nụ cười ấy tắt hẳn rồi. Vy kết thúc những chuỗi ngày đau đớn, bỏ lại những giấc mơ âm nhạc còn dang dở, bỏ lại những yêu thương thân hữu suốt 44 năm cuộc đời, trong cái ngày Sài Gòn mưa đầu mùa…
Em đi nhé Hồng Vy. Kiếp sau hãy cứ hát cao vút nhưng sẽ hát trong mênh mông bất tận và mãi mãi, chứ không phải như trong hạn hữu cuộc đời như này, em nhé!
Hồng Vy hát ''Cảm xúc tháng Mười'' ở Hoà nhạc Điều Còn Mãi 2016:
Hoàng Nguyên Vũ
Nghệ sĩ Việt đau xót khi nghe tin NSƯT Hồng Vy qua đời ở tuổi 44Là người đồng nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng âm nhạc từ NSƯT Hồng Vy, ca sĩ Đào Mác đau buồn kể lại những ngày cuối đời của đàn chị thân thiết.