Mobile Money thúc đẩy thanh toán số cho người dân vùng sâu, vùng xa_soi kèo freiburg
Đây là nhận định được đưa ra tại buổi toạ đàm trực tuyến "Giải pháp tăng cường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn,úcđẩythanhtoánsốchongườidânvùngsâuvùsoi kèo freiburg vùng sâu, vùng xa" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Chi hội thẻ Hiệp hội Ngân hàng, kiêm Phó Tổng Giám đốc Sacombankđánh giá, tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì mức chênh lệch khá nhiều. “Vùng đồng bằng hay những khu vực phát triển về kinh tế thì tốc độ tăng cao, còn vùng sâu, vùng xa, vùng núi mức độ thấp hơn. Do đó, chúng ta cũng cần chia ra phù hợp với giai đoạn phát triển”, ông Tâm cho hay.
Ông Tâm nêu ra nhận định, tỷ lệ người dân nông thôn sở hữu 1 tài khoản trở lên đã cao so với trước đây. Song họ vẫn chưa chuộng thanh toán không dùng tiền mặt do những lo ngại, trở ngại về mặt tiếp cận với kỹ thuật mới trong thanh toán.“Tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề về thời gian. Việc mở tài khoản thanh toán hay sử dụng ví thanh toán hay Mobile Money gần đây rất thuận lợi, dễ dàng”, ông Tâm nói.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm hiện tại, chúng ta có gần 72.000 điểm giao dịch, cung cấp dịch vụ. Trong đó, có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2022, có gần 14 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ này, trong đó 37,5% khách hàng ở nông thôn với tổng giá trị giao dịch đạt 167.680 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 9/2022, đã có 2,34 triệu tài khoản Mobile Money, trong đó có 1,62 triệu tài khoản mở ở khu vực nông thôn, hải đảo, chiếm 69,23% tổng số tài khoản Mobile Money.
Về địa điểm phát triển kinh doanh của Mobile Money, ông Tuấn cũng cho biết đến thời điểm hiện tại, 3 đơn vị được cung cấp thí điểm có đến hơn 82.200 điểm giao dịch kinh doanh được thiết lập. Cùng với đó, đã có tới hơn 14.500 đơn vị chấp nhận thẻ. Đây là lợi thế rất tốt để phục vụ việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Còn về giao dịch, tổng giá trị Mobile Money cho đến thời điểm hiện tại có khoảng 15 triệu giao dịch với tổng số khoảng gần 950 tỷ đồng. “Chúng ta đã đạt được rất nhiều thành công trong việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo”, ông Tuấn đánh giá.
Tuy nhiên, vị này cũng nêu ra một số khó khăn trong quá trình triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money. Cụ thể là thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt, tâm lý e ngại khi tiếp nhận công nghệ mới, e ngại về an toàn an ninh khi sử dụng thanh toán trực tuyến.
Mạng lưới chi nhánh và cơ sở hạ tầng thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ đa phần tập trung ở khu vực đô thị. Còn ở nông thôn, mặc dù cũng phát triển, nhưng tốc độ chưa được như kỳ vọng. Ngoài ra, một số sản phẩm dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt chưa được thiết kế theo hướng hướng tới khách hàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng khu vực nông thôn, do đó chưa phát huy được tối đa dịch vụ.
Trong khi đó, cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng đại lý hiện vẫn đang trong giai đoạn thí điểm. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình các bộ ngành liên quan để trình các nghị định liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngoài ra, vấn đề về tội phạm công nghệ cao phát triển ngày càng nhiều, dẫn đến tâm lý e ngại sử dụng dịch vụ, đặc biệt đối với những người dân ở nông thôn, khu vực vùng sâu vùng xa do kiến thức công nghệ thông tin còn hạn chế.
Ông Phạm Anh Tuấn cũng cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa vào báo cáo các bộ, ngành liên quan về việc triển khai thí điểm hệ thống thanh toán, cũng như triển khai hệ thống Mobile Money các nhà mạng được cấp phép.