Theáthiệncásấusinhsảnkhôngcầngiaophốiđầutiêntrênthếgiớbong da homo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Biology Letters ngày 7/6, một cá thể cái thuộc loài cá sấu châu Mỹ đã sống cô lập suốt 16 năm tại sở thú Costa Rica. Năm 2018, con cá sấu này đẻ 18 quả trứng trong chuồng, một hiện tượng không phải là hiếm gặp đối với các cá thể bò sát nuôi nhốt.
Tuy nhiên, điều khó hiểu hơn xảy ra sau 3 tháng ấp trứng. Một quả trứng trong số đó được phát hiện có chứa một cá sấu con chết non đã phát triển cơ thể đầy đủ.
Reuters trích dẫn nghiên cứu cho biết, các nhà khoa học đã kiểm tra cấu trúc di truyền của phôi thai cá sấu. Họ tìm thấy các chuỗi ADN phản ánh quá trình sinh sản đơn tính ngẫu nhiên (FP) hoặc sinh sản mà không có sự đóng góp di truyền của cá thể đực.
Hiện tượng FP, còn được gọi là “trinh sản”, từng được ghi nhận ở các loài cá, chim, thằn lằn và rắn. Song, các nhà khoa học khẳng định đây là trường hợp đầu tiên kiểu này được biết đến ở cá sấu.
Trong “trinh sản”, tế bào trứng của cá thể cái có thể phát triển thành phôi thai mà không cần có tế bào tinh trùng của cá thể đực thụ tinh. Phôi thai giống hệt mẹ về mặt di truyền, nhưng con non ra đời thường yếu ớt và dễ chết yểu.
Theo một giả thuyết, trinh sản có thể phổ biến hơn ở các loài đang trên bờ vực tuyệt chủng, giúp chúng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc sự thiếu hụt cá thể đực nhằm duy trì số lượng loài.
Cá sấu châu Mỹ là loài dễ bị tổn thương và có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học tin, hiện tượng trinh sản ở cá sấu trong sở thú Costa Rica có thể hé lộ thêm nhiều thông tin mới về tổ tiên của loài bò sát từng sống trên Trái đất trong kỷ Trias, cách đây khoảng 250 triệu năm.