Diễn biến nhanh,ườitrẻcầntrangbịgìtrongthếgiớiviệclàmthờikỳmớthi đấu giải ngoại hạng anh khó dự báo
“Bất định, bất ngờ, bất an, diễn biến nhanh, khó dự đoán, khó dự báo” là những đặc tính của “thời kỳ mới” được nhấn mạnh trong cuộc hội thảo “Phát triển và công nhận trình độ kỹ năng nghề cho thanh niên trong thời kỳ mới” diễn ra ngày 14/7 mới đây.
Trong đó nổi bật là những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng khoa học công nghệ và khoa học quản lý, văn hóa và thói quen con người.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Lan Anh, phó Tổng Thư ký, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), “về việc người lao động có nguy cơ mất việc làm do tự động hóa, cũng nên nhìn nhận cuộc CMCN 4.0 một cách tích cực, đó là" tự động hóa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, không nhằm mục đích thay thế con người”.
Cụ thể, tự động hóa sẽ thay thế con người ở những công việc đơn giản, ngược lại các công ty sẽ tăng thêm đội ngũ nhân lực có tay nghề cao để quản lý được máy móc. Khi tự động hóa, thị trường lao động sẽ phải chuyển đổi tích cực hơn và chất lượng của đội ngũ lao động sẽ được nâng cao.
Bên cạnh những yếu tố vẫn được nhắc đến mang tính phổ biến như toàn cầu hóa, sự dịch chuyển lao động, chiến tranh thương mại… thì năm 2020 toàn thế giới còn chứng kiến một cuộc cuộc khủng hoảng chưa từng có, gây sự bất ngờ, bất an là Dịch covid-19 và những cảnh báo về một thế giới “hậu Covid-19”.
Trang bị kỹ năng nghề là yêu cầu bắt buộc với người trẻ trong thế giới việc làm ‘thời kỳ mới’. Ảnh minh họa |
Bà Akiko Sakamoto, chuyên gia cao cấp, Văn phòng ILO châu Á – Thái Bình Dương đánh giá, “Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm của thanh niên”. Đó là: Gây ra sự gián đoạn lớn cho giáo dục và đào tạo, giảm cơ hội việc làm và thu nhập thấp hơn trong tương lai; Làn sóng mất việc làm hiện tại và đóng cửa doanh nghiệp và khởi nghiệp đang làm giảm cơ hội việc làm và thu nhập; Lần đầu tiên gia tăng trở ngại cho thanh niên tham gia vào thị trường lao động, buộc họ phải đảm nhận những công việc bấp bênh, không chính thức và dễ bị tổn thương.
Bà Akiko Sakamoto cũng cảnh báo, giới trẻ cần phải chuẩn bị không chỉ cho việc chuyển đổi từ trường học sang nơi làm việc, mà cả sự chuyển đổi công việc sang công việc. Theo đó, họ cần nhìn nhận “thay đổi nên là đặc tính bình thường của thế giới việc làm; thay đổi sự nghiệp, thay đổi một việc làm, thay đổi một công việc sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết”.
Mức độ của sự “sẵn sàng”
Rõ ràng làm việc trong một “thời kỳ mới”, đặc biệt với thanh niên, đặt ra yêu cầu mạnh mẽ về khả năng thích ứng, việc xây dựng, phát triển kỹ năng nghề phù hợp. Song, trên thực tế, sự “sẵn sàng” này ra sao?
Khảo sát thiếu hụt kỹ năng do ManpowerGroup tiến hành năm 2018 với 39.195 nhà tuyển dụng tại 43 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, có tới 45% nhà tuyển dụng không tìm được người có kỹ năng họ cần, 27% nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên thiếu cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng con người.
Số liệu của Tổ chức Kỹ năng thế giới do ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TBXH dẫn ra dự báo, trong 10 đến 15 năm tới có khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không còn phù hợp với công việc tương lai. Quỹ tiền tệ thế giới IMF ước tính, có tới 6% IDP của toàn cầu bị mất đi mỗi năm bởi sự chênh lệch về kỹ năng của lao động hiện tại so với yêu cầu của doanh nghiệp trong tương lai do sự thay đổi của công nghệ và thị trường.
Còn tại Việt Nam, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến quý II/2019, lực lượng lao động Việt Nam từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 55,46 triệu người (chiếm hơn 1 nửa dân số với tỷ lệ 57,65%), trong đó lực lượng lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chiếm 22,37%. Như vậy, lực lượng lao động chưa có văn bằng chứng chỉ, chưa được công nhận chiếm tới 77,63%.
Ngân hàng Thế giới đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10) xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á.
Năm 2019, ManpowerGroup (Hoa Kỳ) công bố bảng phân tích dữ liệu từ 76 quốc gia, trong Tổng chỉ số lao động 2019 (TWI, phân tích trên 100 yếu tố đánh giá tính sẵn sàng về kỹ năng, hiệu quả chi phí, năng suất lao động…), Việt Nam xếp hạng 57 (so với hạng 43 năm 2018) và hạng 13 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (so với hạng 12 năm 2018) về phương diện tìm nguồn ứng viên, tuyển dụng và giữ chân người có kỹ năng. Tỷ lệ lao động có kỹ năng cao tại Việt Nam năm 2019 chỉ chiếm 11,6% tổng lực lượng lao động (tăng 0,8% so với năm 2018).
Trong khi đó, theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi), nhu cầu nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay đang phát triển theo hướng thu hút cần nhân lực có trình độ cao, nhân lực qua đào tạo chiếm tới 82,92%. Trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ đại học trở lên chiếm 12,46%, cao đẳng 17,04%, trung cấp 26,04%, sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật lành nghề 27,38%.
Khuyến khích sự tham gia, công nhận của doanh nghiệp
Nhấn mạnh việc phát triển kỹ năng là vấn đề lớn, là sự quan tâm toàn cầu, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ông Trương Anh Dũng đánh giá: “ngày nay, lực lượng có kỹ năng nghề là chìa khóa của sự tăng trưởng ổn định của mỗi quốc gia, thể hiện quyền lực trong thế so sánh sức cạnh tranh quốc gia, thậm chí được coi là đơn vị tiền tệ mới trên thị trường lao động quốc tế”.
Cũng theo ông Dũng, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo các địa phương tranh thủ thời cơ dân số vàng, tập trung vào sự phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong bối cảnh chịu sự tác động của dịch bệnh Covid-19, xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây cũng là tinh thần của Chỉ thị số 24 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần tăng năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời kỳ mới.
Việc giải bài toán nhiều thách thức phát triển và công nhận trình độ kỹ năng nghề, đặc biệt với thanh niên, chắc chắn không thể thiếu vắng vai trò trọng yếu của doanh nghiệp.
Trong một mô hình giáo dục nghề nghiệp mang tính điển hình là mô hình đào tạo kép tại Đức, doanh nghiệp là một bên tham gia, cùng các bên tham gia khác cam kết mạnh mẽ với GDNN; cùng ra quyết định ở tất cả các cấp và trong các lĩnh vực cốt lõi của GDNN; điều phối, đảm bảo chất lượng và công nhận đào tạo kép.
Còn theo bà Akiko Sakamoto, một trong giải pháp để tăng nhu cầu về lao động có kỹ năng, là hỗ trợ sự “chuyển đổi” bằng cách nhắc nhở giới sử dụng lao động rằng khi nội dung của công việc đi lên, thì giá trị của công việc cũng tăng lên.
Trong các kiến nghị, đề xuất đưa ra, bà Trần Thị Lan Anh cho rằng, cần phải phát triển mô hình gắn kết chặt chẽ nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp; tăng cường các cơ chế chính sách, ưu đãi, khuyến khích DN tham gia vào toàn bộ chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ cũng đặt ra yêu cầu vơi các bộ ngành địa phương tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
Cùng ngày 14/7, trước khi diễn ra Hội thảo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức lễ công bố và ra mắt 10 đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam đầu tiên. Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH đánh giá, việc ra mắt các Đại sứ kỹ năng nghề có ý nghĩa rất quan trọng, đây là những cá nhân đại diện cho sự phát triển kỹ năng, những tấm gương sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, các bạn học sinh, sinh viên trong việc học tập, rèn luyện để trở thành những kỹ thuật viên, có kỹ năng tay nghề cao hoạt động được trong thị trường lao động trong nước và quốc tế. Mong muốn các đại sứ kỹ năng nghề luôn đồng hành với ngành để thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển. |
Minh Vy