Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận bệnh nữ H.T.M (64 tuổi,ễmliêncầulợntừvếtđứttaykhimổlợkết quả bóng đá psv eindhoven ở Uông Bí, Quảng Ninh) nhập viện với biểu hiện viêm khớp khuỷu tay phải. Người bệnh được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do Streptococcus suis hay còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn.
Được biết người bệnh làm nghề mổ lợn nhiều năm. Trước khi nhập viện 2 ngày, trong quá trình làm việc, bà M. bị đứt tay. Sau đó người bệnh thấy có hiện tượng sưng nóng và đau nhức dữ dội khớp khuỷu tay phải, kèm theo sốt nóng. Người bệnh được nhập viện điều trị tích cực bằng kháng sinh theo phác đồ, sau 13 ngày người bệnh đã hết sưng nóng khớp khuỷu tay phải và được ra viện.
Theo bác sĩ Bệnh viện cho biết, bệnh liên cầu lợn hình thành do loại vi khuẩn liên cầu lợn mang tên Streptococcus suis gây ra. Nguyên nhân mắc bệnh có thể là do ăn thịt lợn bệnh chưa được nấu chín, ăn tiết canh hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết của lợn qua các vết thương hở ở da, đường hô hấp...
Bệnh liên cầu lợn có thời gian ủ bệnh ngắn, từ vài giờ đến 3 ngày. Người mắc bệnh có thể gặp các biểu hiện như: Sốt, nôn, đau mỏi khắp người, sưng đau các khớp, trên da có xuất huyết nhiều mảng màu thâm đen, có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, da lạnh, run hoặc những dấu hiệu của viêm màng não...
Nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời có thể dẫn đến sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong.
Đối với những trường hợp hồi phục sau đó vẫn có thể để lại những di chứng như bị ù tai, giảm thính lực hoặc điếc hoàn toàn…
Vì vậy việc phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp cho quá trình điều trị thuận lợi, giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng gây ra hoặc những di chứng của bệnh. Bên cạnh đó người dân cần biết và chủ động phòng tránh bệnh liên cầu lợn qua các biện pháp sau:
+ Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
+ Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
+ Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn thịt lợn ốm bệnh, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.
+ Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
+ Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
+ Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.