Từ nay đến năm 2020,ỉđồnghỗtrợđồngbàodântộcthiểusốlịch thi đấu ý tỉnh Kon Tum sẽ hỗ trợ hơn 21.000 hộ dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là chương trình được triển khai theo đề án “Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020” của UBND tỉnh Kon Tum.
Các đối tượng được nhận hỗ trợ từ đề án là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn; hộ sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; hộ chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất; hộ thiếu nước sinh hoạt; hộ chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Mục tiêu của đề án này là tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn cải thiện cuộc sống, ổn định sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ 3-4%/năm, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3,6-4,5%/năm.
Đề án còn giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở cùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.
Đề án đã xác định số lượt hộ có nhu cầu hỗ trợ các nội dung theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh là 21.063 hộ. Trong đó: hỗ trợ đất ở (san tạo nền nhà) cho 2.394 hộ với diện tích 57,1 ha; hỗ trợ đất sản xuất cho 795 hộ với diện tích 330,3 ha, đối với những địa phương không còn khả năng tạo quỹ đất để cấp cho hộ thiếu đất sản xuất được chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi nghề: 5.992 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 11.188 hộ và hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi cho 694 hộ.
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án là 270.516,5 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp các nội dung: 57.695,5 triệu đồng; vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội: 209.562,0 triệu đồng và ngân sách địa phương: 3.259 triệu đồng.
M.M - Thu Hương (tổng hợp)