20 năm nhìn lại việc thực hiện công ước bảo vệ di sản phi vật thể của UNESCO_tie lệ cược

Ngày 29/11,ămnhìnlạiviệcthựchiệncôngướcbảovệdisảnphivậtthểcủtie lệ cược Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị-Hội thảo Thực hành di sản kỷ niệm 20 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (DSVH PVT) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

z4927552862380 c06ffcf02e08d5c570c7745a934ab181.jpg
Các nghệ nhân biểu diễn hát Văn khai mạc chương trình.

Phát biểu tại hội nghị, PGS. TS Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) khẳng định: “Việt Nam đã vinh dự 2 lần được trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003. Tính đến nay, Việt Nam có gần 7 vạn DSVH PVT được kiểm kê; trong đó có 534 di sản cấp quốc gia, 15 di sản được UNESCO ghi danh, 1.881 nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú. DSVH PVT có sự đóng góp giá trị tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và cho đất nước”.

anh chup man hinh 2023 11 29 luc 212913.jpg
PGS. TS Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Ảnh H.H).

Đánh giá về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2023, ông Doãn Sinh Nam, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VHTTDL tỉnh Nam Định) cho biết, Nam Định hiện có gần 200 bản hội, hàng trăm thanh đồng và cung văn, hầu dâng, cùng với nhiều con nhang đệ tử khác đang là những chủ thể nắm giữ di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn.

Tỉnh Nam Định có 12 nghệ nhân được phong tặng trong lĩnh vực Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, trong đó có 1 nghệ nhân nhân dân và 5 nghệ nhân ưu tú. Bên cạnh những thuận lợi, tình trạng thương mại hóa các nghi lễ, lễ hội vẫn xuất hiện ở một số nơi; hiện tượng đốt vàng mã quá mức vẫn diễn ra ở các đền phủ. Lực lượng cán bộ quản lý và chuyên môn tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản tại các địa phương còn ít, chưa đồng đều; các chủ thể nắm giữ văn hóa, được coi là báu vật sống thì phần lớn đã cao tuổi nên việc tư liệu hóa, truyền dạy gặp nhiều khó khăn.

TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia khẳng định với nỗ lực không ngừng, trách nhiệm và tình yêu di sản văn hóa phi vật thể; thông qua tăng cường thực hiện và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, Việt Nam cam kết mạnh mẽ việc thực hiện Công ước 2003 của UNESCO; đồng thời đã và đang đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.

Tại sự kiện, các chuyên gia, nhà quản lý, nghệ nhân cũng chia sẻ những tồn tại và kiến nghị giải pháp nhằm phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Đại diện Sở Văn hoá Thể thao TP.HCM chia sẻ, đây là loại hình tín ngưỡng khá mới mẻ với người dân TP.HCM. Trong công tác quản lý nhà nước, TP.HCM cũng còn lúng túng đối với trường hợp cá nhân đăng ký hoạt động tín ngưỡng “thờ Mẫu hầu đồng” tại gia.

Sau sự kiện, Cục Di sản Văn hoá đã sắp xếp cho các thanh đồng thực hành di sản tại Khu di tích Phủ Dầy và Phủ Quảng Cung.

Công ước về Bảo vệ DSVH PVT được UNESCO thông qua năm 2003 (Công ước 2003). Ngày 5/9/2005, Việt Nam chính thức tham gia và trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này. Công ước 2003 quy định các nội dung như: Xác định các biểu hiện văn hóa là DSVH PVT; phân loại DSVH PVT; vai trò, sự tham gia của cộng đồng chủ thể và các quốc gia vào hoạt động bảo vệ DSVH PVT; kiểm kê DSVH PVT; các danh sách và việc ghi danh di sản văn hóa vào các danh sách, các báo cáo, bảo vệ DSVH PVT ở cấp quốc gia và quốc tế…
Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng NgànSáng 17/10, tại Di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã diễn ra hoạt động thực hành diễn xướng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.