Khi xã hội ngày càng coi trọng vẻ bề ngoài,ớiTrungQuốctrangđiểmmỗingàyXãhộithờinayđòihỏithếnhận định trận ac milan nhiều chàng trai Trung Quốc đã học cách trang điểm để cải thiện ngoại hình và giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn.
Nửa đêm, cô dâu gào khóc bỏ chạy khỏi phòng tân hôn
Hai đại gia Nam Định khẩu chiến, tuyên bố hủy ngày cưới con
'Sự cố' trong phòng ngủ khiến đôi vợ chồng cầu cứu bác sĩ nam khoa
Video: Những màn 'lên đời nhan sắc' của con trai nhờ trang điểm
Chen Yue Qiang (còn gọi là KK, 30 tuổi) - nam beauty blogger, chuyên gia trang điểm nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc - nhớ lại sản phẩm make up đầu tiên mình mua là cây bút kẻ mắt trị giá 2 nhân dân tệ (khoảng 7.000 đồng) khi còn là học sinh trung học.
Vào thời điểm đó, dù cây bút giá rẻ làm mắt anh dị ứng, niềm vui được trang điểm, cảm giác có thể làm cho mình trở nên đẹp hơn thật khó diễn tả. Thần tượng của Chen là nghệ sĩ Nhật - Miyavi, người nổi tiếng với những bộ trang phục rực rỡ, lối trang điểm đậm và kiểu tóc độc đáo vào những năm 80.
Liu Pan-meng - sinh viên năm 2, Học viện Mỹ thuật Thượng Hải, Trung Quốc - luôn dành thời gian trang điểm vào mỗi buổi sáng trước khi đến trường. Các bước làm đẹp của cậu bao gồm làm sạch da, bôi kem chống nắng, kem nền, kẻ mắt và đôi khi là tạo khối để khuôn mặt trông thon gọn hơn.
Chen và Liu là 2 trong số ngày càng nhiều nam giới tại Trung Quốc có thói quen trang điểm mỗi ngày. Không chỉ che đi những khuyết điểm trên khuôn mặt, lớp make up còn giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi sống trong xã hội ngày càng coi trọng ngoại hình.
Làm đẹp không còn là 'đặc quyền' của phái nữ
Ban đầu, Liu chỉ dùng lớp trang điểm với mục đích che đi những nốt mụn trứng cá của mình. Càng về sau, cậu nhận thấy lọ kem che khuyết điểm, chì kẻ lông mày đem lại nhiều ích lợi hơn thế. Đó là sự tự tin khi giao tiếp và các điểm cộng không thể phủ nhận mà một gương mặt ưa nhìn đem lại.
"Những chàng trai thế hệ Z (sinh từ giữa những năm 90 trở đi) xung quanh tôi đều trang điểm ở mức độ nào đó. Ngay cả khi không trang điểm, họ cũng dùng giấy thấm dầu hoặc một chút phấn phủ để giữ da mặt trông dễ nhìn", nam sinh nói với South China Morning Post.
Với nam sinh Liu Pan-meng, trang điểm là việc không thể thiếu vào mỗi buổi sáng trước khi đến trường. |
Nhiều ý kiến cho rằng số nam giới sử dụng sản phẩm trang điểm ngày càng tăng một phần do ảnh hưởng từ hình ảnh các "mỹ nam" Hàn Quốc và "tiểu thịt tươi" Trung Quốc trên mạng xã hội. Cả hai cụm từ đều chỉ những chàng trai có làn da không tỳ vết, cùng phong cách trẻ trung.
Tuy nhiên, những nghệ sĩ nam có vẻ ngoài xinh đẹp không còn là điều gì quá lạ lẫm trong xã hội. Những người như Chen và Liu tin rằng xu hướng trang điểm ở nam giới Trung Quốc không phải vì quan điểm thẩm mỹ ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp giải trí, mà do xã hội nước này ngày càng coi trọng ngoại hình.
Không chỉ con gái, các chàng trai giờ đây cũng gặp nhiều áp lực để bản thân có vẻ ngoài ưa nhìn hơn. Trang điểm chính là một trong những cách giúp họ cải thiện điều đó.
"Trang điểm cũng giúp xây dựng sự tự tin cho bạn. Nhiều chàng trai nói với tôi rằng họ không thể tìm bạn gái và muốn tôi tư vấn cách cải thiện vẻ ngoài cho họ", Chen cho biết.
Chen Yue Qiang là chuyên gia trang điểm, beauty blogger nổi tiếng tại Trung Quốc. |
Với kinh nghiệm làm nghệ sĩ trang điểm lâu năm, anh thường xuyên đăng tải những lời khuyên làm đẹp cho nam giới như cách vẽ lông mày hay chăm sóc da mặt.
Bên cạnh đó, bằng tài trang điểm của mình, các màn hóa trang thành nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc như Kris Wu, Lu Han, ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo hay thậm chí là nhân vật truyện tranh của Chen khiến nhiều người thán phục. Hiện tại, anh chàng có gần một triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội.
Sự nam tính không được định nghĩa bằng vẻ ngoài
Từ lâu, nam giới được gọi là phái mạnh vì quan niệm đã là đàn ông phải mạnh mẽ, rắn rỏi, cả trong tính cách lẫn vẻ bề ngoài. Vì vậy, khi những chàng trai ấy khoác lên lớp trang điểm hay món đồ vốn được cho là chỉ dành cho con gái không khỏi thu về nhiều ý kiến trái chiều.
Ngoài người hâm mộ, cũng có không ít bình luận tiêu cực về Chen trên mạng. Họ gọi anh là "đồ ẻo lả", "diêm dúa" hay mặc định anh là người đồng tính chỉ vì lớp trang điểm trên gương mặt.
Ban đầu, Chen cảm thấy bất ngờ, bị tổn thương bởi loạt bình luận tiêu cực trên mạng.
"Tôi thậm chí đã cố gắng trả lời từng người một, giải thích, nói lý lẽ với họ. Tôi nghĩ rằng sự trưởng thành và nam tính của đàn ông không phụ thuộc vào diện mạo bên ngoài của họ", anh quan niệm.
Đối với nhiều chàng trai, việc trang điểm giúp họ cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. |
Đối với Liu, cậu và những người bạn của mình thuộc thế hệ Z, một thế hệ sẵn sàng thể hiện bản thân, thể hiện sự đa dạng giới tính theo cách riêng của mình.
"Tôi không quan tâm lắm đến những ý kiến tiêu cực xung quanh. Việc tôi thể hiện bản thân và tính cách của mình chẳng liên quan đến ai cả. Hơn một triệu lượt theo dõi tôi trên mạng xã hội, họ luôn cổ vũ tôi tự tin là chính mình", cậu nói.
Là blogger thời trang, trang điểm, ăn mặc cũng là cách cậu thể hiện sự sáng tạo của mình, không có quy tắc hay ranh giới nào ở đây.
Không phải ai cũng dám thách thức các tiêu chuẩn truyền thống như Liu, song ngày càng nhiều bạn trẻ Trung Quốc đang dần rũ mình khỏi những quan niệm xưa cũ.
Cũng không thể phủ nhận rằng những anh chàng như Chen hay Liu ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc, góp phần định nghĩa thêm một xu hướng làm đẹp mới trong giới trẻ nước này.
Hot girl Trâm Anh lần đầu tiên khoe mẹ trẻ trung, sành điệu
Mẹ hot girl Trâm Anh 48 tuổi vẫn rất trẻ trung, có gout ăn mặc sành điệu không hề thua kém con gái. Thậm chí bà còn góp ý cho cô chọn lựa quần áo phù hợp.