Ngoại Hạng Anh

Xây dựng vùng Đông Nam bộ trở thành đầu tàu phát triển_bxh india

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Xây dựng vùng Đông Nam bộ trở thành đầu tàu phát triển_bxh india

Vùng kinh tế năng động,âydựngvùngĐôngNambộtrởthànhđầutàupháttriểbxh india sáng tạo

Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29-8-2005 và Kết luận số 27- KL/TW, ngày 2-8-2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm QP-AN vùng ĐNB, vai trò của vùng càng thể hiện rõ nét. ĐNB là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước. Vùng ĐNB là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước, hàng năm đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) theo giá hiện hành gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu đề ra; đóng góp 32% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 44,7% tổng thu ngân sách Nhà nước. GRDP bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước.

Giao thông kết nối vùng được Bình Dương chú trọng xây dựng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Trong ảnh: Mỹ Phước - Tân Vạn và ĐT745 là những tuyến đường huyết mạch vận chuyển hàng hóa hai chiều giữa doanh nghiệp và các cảng biển trong vùng. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Nghị quyết số 24 NQ/TW của Bộ Chính trị xác định rõ mục tiêu: ĐNB trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực… Nghị quyết đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8 - 8,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 triệu đồng, tương đương 14.500 đô la Mỹ; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3%, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10,7%; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70 - 75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới… Tầm nhìn đến năm 2045, ĐNB trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm KHCN và ĐMST, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ.

Để đạt được mục tiêu trên, nghị quyết xác định 6 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, gồm: Phát triển nhanh, bền vững tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; phát triển khoa học công nghệ, ĐMST và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắc QP-AN, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại...

Bình Dương hướng đến công nghiệp xanh

Tham luận tại hội nghị, đồng chí Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết vùng ĐNB với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ lâu đã trở thành vùng kinh tế năng động sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển của cả nước, đảm nhiệm chức năng đầu mối giao thương của cả khu vực và với thế giới. Trong đó, cùng với TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương đã trở thành vùng động lực trong tứ giác kinh tế phát triển của ĐNB.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tham dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của Nghị quyết số 24, Bình Dương sẽ thực thi việc tái cấu trúc mạng lưới công nghiệp nội tỉnh và xây dựng các mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ mới, gắn liền với quy hoạch vùng. Bình Dương đã xác định cần tiếp tục nâng cấp mô hình phát triển công nghiệp của tỉnh nhằm từng bước rời xa thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai; chuyển đổi mô hình phát triển từ công nghiệp - đô thị - dịch vụ hiện nay sang mô hình phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ theo hướng thông minh - bền vững, đó là xây dựng và nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở thành các khu công nghiệp thông minh, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 (như IoT, Big data,…) để giúp nhà đầu tư dễ dàng xây dựng, triển khai mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhằm gia tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường. Đồng thời, triển khai thực hiện mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ quốc tế gắn liền với KHCN, thu hút các viện - trường, các hoạt động nghiên cứu phát triển và ĐMST, các ngành dịch vụ, dịch vụ số nhằm thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Phát biểu kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, những tinh thần mới, nội dung mới của nghị quyết thể hiện rõ về quan điểm, nhận thức và tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị. Cần phải đổi mới mạnh mẽ, năng động, sáng tạo hơn nữa, tạo chuyển biến có tính đột phá trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển vùng ĐNB trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, KHCN, ĐMST, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước, khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò đầu tàu trong liên kết phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, duyên hải Nam Trung bộ.

Qua quá trình phát triển, Bình Dương bước đầu đã tích lũy được một nền tảng hạ tầng kỹ thuật giao thông, đô thị tương đối đồng bộ, thể hiện qua việc Bình Dương sớm hoàn thiện các phân đoạn chính thuộc tuyến đường Vành đai 3 và một số đoạn thuộc Vành đai 4 đi qua tỉnh, tích hợp trực tiếp vào các tuyến đường trục chính nội tỉnh như Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng kết nối về phía cảng biển, sân bay quốc tế. Điều đặc biệt là những tuyến đường này được hoàn thành thông qua quá trình huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp của các doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh, được hoàn thiện từ nguồn vốn doanh nghiệp, góp phần rất hiệu quả trong chia sẻ gánh nặng về ngân sách.

Để đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế của vùng ĐNB và nâng cao tính năng động của các địa phương trong vùng như tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương sớm hoàn thành quy hoạch vùng làm cơ sở triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, có các chính sách để các địa phương phối hợp trong công tác đào tạo, thu hút và cung ứng nguồn nhân lực; sớm thể chế hóa các nội dung của nghị quyết để có định hướng, cơ chế - chính sách đặc thù để vùng tận dụng các cơ hội sẵn có, hướng đến những mục tiêu, định hướng rõ ràng đã được Bộ Chính trị đặt ra. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương xem xét, phân bổ nguồn lực biên chế phù hợp, tương xứng với quy mô, tiềm năng phát triển của tỉnh để đáp ứng các nhu cầu phát triển hiện tại của địa phương. Trung ương sớm sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư công cũng như hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, như: Luật Đầu tư công, Luật Đất đai (giá trị đền bù, nguồn gốc đất...), Luật Ngân sách Nhà nước (phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp), Luật Xây dựng (phân cấp cơ quan thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở...) theo nguyên tắc bảo đảm hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng để tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh quá trình đưa vốn đầu tư vào nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của quốc gia.

Với những tình cảm và sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, của Chính phủ, của bộ, ngành Trung ương, với những nền tảng, tiềm năng sẵn có của vùng, đồng chí Võ Văn Minh bày tỏ tin tưởng vùng ĐNB hứa hẹn tiếp tục sẽ là một vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn, tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển và thịnh vượng chung của đất nước.

PHƯƠNG LÊ

copyright © 2025 powered by PhongThuyBet   sitemap