您现在的位置是:PhongThuyBet > Nhà cái uy tín

Đã đến lúc chúng ta nên nhìn thẳng vào sự thật thay vì cố chứng minh mình đúng _thứ hạng của málaga cf

PhongThuyBet2025-01-25 23:37:34【Nhà cái uy tín】4人已围观

简介Tin thể thao 24H Đã đến lúc chúng ta nên nhìn thẳng vào sự thật thay vì cố chứng minh mình đúng _thứ hạng của málaga cf

Tư duy chiến binh tìm kiếm sự chiến thắng. Tư duy lính trinh sát tìm kiếm sự thật. Để khắc họa cụ thể,Đãđếnlúcchúngtanênnhìnthẳngvàosựthậtthayvìcốchứngminhmìnhđúng thứ hạng của málaga cf tác giả Julia Galef đã đưa ra hai hình ảnh ẩn dụ tương ứng với hai lối tư duy này trong cuốn sách Tư duy truy tìm sự thật.

Tư duy chiến binh mang những đặc điểm gần giống với bản năng chiến đấu nguyên thủy của loài người. Các chiến binh ra chiến trường để chiến đấu với kẻ thù đã được xác định; họ không có nhiều thời gian để suy nghĩ, họ đưa ra quyết định nhanh chóng theo phản xạ, với mục tiêu duy nhất là chiến thắng bằng mọi giá. Để hiểu rõ hơn về hình ảnh ẩn dụ trên, không cách gì tốt hơn là đặt nó vào bối cảnh đặc trưng nhất của thời đại chúng ta - thời đại Internet.

Hãy nhìn ngay vào sự kiện đang được quan tâm, bàn luận trên khắp thế giới hiện nay: Tình hình Nga - Ukraine. Người Việt Nam cũng không đứng ngoài dòng thời sự này, với hàng loạt thảo luận sôi nổi được đăng tải liên tục trên mạng xã hội. Và như hiện tượng thường thấy, thảo luận trở thành tranh cãi, rồi tranh cãi trở thành đấu đá “một mất một còn” giữa những nhóm người có quan điểm đối nghịch. 

Cả hai nhóm này đều mắc phải lỗi tư duy mà tác giả Julia Galef gọi là sự tự lừa dối - một hành trình chọn lọc và bóp méo thông tin vô thức để có lợi cho mục đích của mình. Họ vốn đã có kết luận về đối tượng từ trước, sau đó mới chọn các lập luận để củng cố cho kết luận ấy và dĩ nhiên là bỏ qua các chứng cứ ủng hộ phe đối lập. Quá trình tư duy của họ chỉ hướng vào việc giành chiến thắng.

Tuy nhiên, nếu mục tiêu của mỗi người không phải chuyện thắng - thua mà là góp tay xây dựng nền văn hóa chung thì lối tư duy chiến binh ấy không còn phù hợp ở thời đại thông tin này. “Đã đến lúc chúng ta thay đổi cách tư duy, không cố chứng minh mình đúng hoặc tìm cách bảo vệ bản thân khỏi những tư tưởng đối nghịch mà tập trung nhìn nhận thế giới theo đúng bản chất của nó”, tác giả viết.

Ngược với 'tư duy chiến binh', 'tư duy lính trinh sát' mang sự tò mò khai phá những điều chưa biết, đón nhận chúng với tinh thần cởi mở, đánh giá tình hình dựa trên quan sát và phân tích khách quan.

Cuốn sách đưa ra ví dụ về phóng viên Bethany Brookshire, người có học vị Tiến sĩ và ghi rõ điều đó trong chữ ký email của mình. Một ngày nọ, cô nhận được hai email từ hai nhà khoa học. Email của nữ khoa học gia được mở đầu bằng “Gửi Tiến sĩ Brookshire”; email còn lại của nhà khoa học nam thì ghi “Gửi cô Brookshire”. “Thật thú vị khi nữ khoa học gia công nhận học vị tiến sĩ của mình, còn nam khoa học gia kia thì không”, Brookshire nghĩ. Nhận xét cá nhân này được cô đăng lên mạng xã hội Twitter và nhanh chóng nhận được ủng hộ với hơn 2.300 lượt chia sẻ.

Tuy nhiên, khi sự ủng hộ của mọi người ngày một tăng, Brookshire lại băn khoăn rằng liệu cô có quá vội vàng khi đưa ra kết luận chỉ dựa vào ấn tượng trong trí nhớ mà bỏ qua dữ liệu thực tế hay không. Sau khi kiểm tra lại tất cả email cũ và thống kê số liệu, Brookshire đã nhận ra không có sự khác biệt rõ rệt nào giữa nam và nữ khoa học gia trong việc họ có gọi cô là “Tiến sĩ” hay không. Lúc này, Brookshire quyết định đăng tweet đính chính, chia sẻ kết quả thống kê và thừa nhận mình đã sai.

Không ai buộc Brookshire phải kiểm chứng nhận định cá nhân của cô, cũng không ai biết về lỗi sai này nếu Brookshire không tự nói ra. Cô đã hành xử như một lính trinh sát khi chủ động xác minh thông tin, nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân để không lặp lại sai lầm. 

Đã đến lúc chúng ta nên nhìn thẳng vào sự thật thay vì cố chứng minh mình đúng. Thế nào là “sự thật”? Khi Brookshire kết luận rằng nam giới không xem trọng học vị của nữ giới, đó có thể là “sự thật” trong phạm vi hai email mà cô nhận được. Nhưng khi Brookshire truy vấn vấn đề theo diện rộng hơn, với số lượng email lớn hơn, thì “sự thật” thay đổi. Như vậy, mức độ ta tiếp cận “sự thật” tùy thuộc vào quá trình mà quy mô thu thập và phân tích dữ liệu. Và hành trình truy tìm sự thật là hành trình truy vấn không ngừng - vốn không có chỗ cho định kiến và kết luận vội vàng.

Vậy ta hành xử thế nào khi nhận ra sai sót của mình? Kết luận ban đầu của Brookshire có thể góp phần vẽ nên một bức tranh không chính xác về sự bất bình đẳng trong xã hội - điều không chỉ không có lợi cho phong trào bình đẳng giới mà còn gây chia rẽ sâu sắc hơn. Khi Brookshire công khai nhận sai, cô đã hành động dựa trên ý thức về trách nhiệm xã hội với mong muốn đưa ra cái nhìn chính xác nhất có thể hơn là ham muốn chiến thắng.

Những ví dụ trên cũng như các phân tích được tác giả trình bày trong cuốn sách Tư duy truy tìm sự thậtthật sự phù hợp để áp dụng cho bối cảnh mà ai ai cũng có thể tìm kiếm thông tin và trình bày quan điểm của mình. Khi đứng trước một tin tức hấp dẫn, thay vì ngay lập tức trở thành “anh hùng bàn phím”, xông pha vào cuộc chiến nhân danh công lý, điều mỗi người có thể làm là dừng lại vài nhịp và đặt câu hỏi: Liệu những “bằng chứng” khó xác minh trên mạng như vài ảnh chụp bị cắt cúp, vài video quay mờ mịt hay lời nói từ một phía có đủ làm dữ kiện để đưa ra kết luận? Hay chúng chỉ là những mảnh vỡ không đem lại bức tranh toàn cảnh của một sự việc? Và điều mà bản thân ta đang tìm kiếm là chiến thắng hay sự thật?

“Tất cả chúng ta đều là lính trinh sát. Chúng ta ra khỏi lãnh địa của mình và khám phá những vùng lãnh thổ tuy có phần trùng nhau nhưng vẫn rất khác biệt. Sau đó, chúng ta quay về để đóng góp những thông tin, kiến thức mà mình đã góp nhặt được và cùng nhau vẽ nên một tấm bản đồ. Bạn nhìn thấy những điều tôi không thể nhìn thấy, và ngược lại”, tác giả viết.

Nguyễn Thao

很赞哦!(573)