Vợ chồng thu nhập hơn 40 triệu mà cứ cuối tháng là... méo mặt_tỷ lệ 88

Nói ra thì chẳng ai tin,ợchồngthunhậphơntriệumàcứcuốithánglàméomặtỷ lệ 88 vợ chồng tôi thu nhập cũng cao chứ không hề thấp nhưng tháng nào tiêu hết tháng đó và hầu như chẳng tiết kiệm được đồng nào.

Chúng tôi có 2 con nhỏ và sống cùng mẹ chồng. Nhà cô em chồng ở ngay bên cạnh. Lũ trẻ nhỏ của hai gia đình gắn bó thân thiết. Bà nội ngược xuôi từ bên này sang bên kia để hỗ trợ các con nên nhiều khi chúng tôi hay trêu bà là "siêu quản gia".

Hàng tháng, vợ chồng tôi thường đưa bà khoảng 7 triệu đồng để lo tiền ăn uống cho cả nhà. Nói là thế nhưng chủ yếu là bà và lũ trẻ ăn uống. Chưa bao giờ tôi tiếc mẹ tiếc con điều gì nên tôi luôn dặn bà nội cứ thoải mái chọn đồ ngon, sạch cho gia đình. Nếu thiếu, tôi lại đưa thêm tiền chợ phụ bà.

{keywords}
Ảnh: Đức Liên

Buổi sáng, hai vợ chồng thường tranh thủ chở nhau đi ăn sáng, làm ly cafe rồi mới đi làm. Tới bữa trưa "mạnh ai nấy lo" ở cơ quan, công ty. Mỗi tháng, hai đứa "chung chi" cho các khoản ăn sáng ăn trưa này cũng hết tầm 6 triệu đồng.

Tiền học phí cho lũ trẻ tiêu tốn của vợ chồng tôi khoảng 7 triệu/tháng. Thế là chớp mắt, chúng tôi đã chi hết phân nửa thu nhập.

Nghe kể tới ngần đó, chắc chẳng ai ngờ nổi khi cứ gần cuối tháng là vợ chồng tôi lại rơi vào cảnh "giật gấu vá vai". Nhưng hoá ra sự thật lại là thế! Nhiều hôm, chúng tôi còn không đủ có tiền cho tô phở sáng nên đành động viên nhau "nhịn cho eo" hoặc làm tô cơm nguội rang tại gia.

Nguyên nhân cũng ở cái tính bao đồng của chồng tôi. Như đã kể, chúng tôi sống ngay cạnh nhà em gái và chồng tôi luôn là người anh quốc dân, tốt số 2 thì chẳng ai số 1.

Thằng cu lớn nhà tôi và nhóc tỳ nhà cô em chồng học cùng lớp. Vì muốn em gái đỡ vất vả, anh xã tôi xung phong đảm nhận việc đưa đón lũ nhóc. Thôi thì tiện một công, tôi cũng chẳng ý kiến gì.

Nhưng khi cô giáo đưa hoá đơn tiền học hàng tháng chồng tôi... cũng "tiện tay đóng giùm" luôn. Đều như vắt chanh, tháng nào cũng 4 triệu bạc nhưng tuyệt nhiên, chưa bao giờ tôi thấy cô em có ý kiến: "Em gửi lại bác" hay "Các bác giúp em thì em cám ơn"... Cô ấy cứ mặc nhiên như thể đó là trách nhiệm của vợ chồng tôi.

Tiền điện nước cũng gặp vấn đề tương tự. Nhà tôi chỉ dùng một công tơ điện, một đồng hồ nước nhưng số tiền phải đóng luôn gấp đôi.

Ở công ty, tôi cũng thuộc kiểu quảng giao, quan hệ tốt với đồng nghiệp. Có lẽ được yêu mến và phần nữa là có chút "chức sắc", mọi người hay tặng quà cho tôi và lũ nhóc. Đôi khi là chiếc đầm Elsa cho bé út hoặc bộ Lego theo chủ đề mới cho cậu cả.

Có khi hoàn thành 1 dự án, cả đội được chia hoa hồng khá "nặng ví", các em lại hò nhau góp tiền mua tặng con trai tôi hẳn 1 chiếc xe đạp địa hình với lý do "chị đã hỗ trợ tụi em hết mình". Nhưng đây lại là vấn đề khiến tôi... méo mặt.

Có qua có lại, tôi không ngại móc hầu bao mời các em một bữa sushi sành điệu hay hồi chưa có dịch sẵn sàng chủ chi cho chuyến lướt bar một tối cuối tuần nào đó. Mỗi lần như thế, ví tôi cũng vơi đi kha khá. Đôi khi còn phải cà thẻ tín dụng mới đủ chi trả. Cứ thế, tới gần cuối tháng, vợ chồng tôi lại nhăn nhó vì ví "gầy".

Chúng tôi nhận ra việc chi tiêu quá đà, nhưng nghĩ đi, nghĩ lại vẫn thấy những khoản đó đáng chi hoặc buộc phải chi. Nhưng quả thật, nếu cứ tiếp đà này, hai vợ chồng tôi sẽ không tích luỹ được cho tương lai, nhất là khi các con tôi ngày một lớn.

Rất mong nhận được cao kiến từ các gia đình thông thái. Cảm ơn các bạn!

Độc giả Hải Minh (Hà Nội)

Lương vài triệu nhưng không muốn vợ kiếm tiền

Lương vài triệu nhưng không muốn vợ kiếm tiền

Cô chán nản khi hai vợ chồng không có cùng quan điểm sống. Vì thế, cô và anh càng ngày càng ít chia sẻ với nhau. Cô cảm nhận giữa hai vợ chồng luôn có bức tường vô hình ngăn cách.