PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Bài 1: NFT trong âm nhạc_nữ pháp vs

Bài 1: NFT trong âm nhạc_nữ pháp vs

Giới nghệ sĩ kiếm bộn nhờ NFT

RAC tên thật là André Anjos,àiNFTtrongâmnhạnữ pháp vs một nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ gốc Bồ Đảo Nhà từng đoạt giải thưởng Grammy danh giá. Anh cho biết, dù mình là người ủng hộ cách thức mà ngành công nghiệp âm nhạc đang phát triển hiện tại, anh ấy vẫn đang cân nhắc chuyển hướng sang NFT.

{keywords}
 Nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất âm nhạc RAC - Ảnh: Jules Davies/ Bloomberg.

Mã định danh không thể thay thế là một loại công nghệ blockchain mới với ba đặc tính nổi trội: Tính độc nhất, tính không thể hoán đổi và tính hiếm.

Nhờ những đặc tính này, NFT giúp hàng hóa kỹ thuật số có thể sưu tầm và có giá trị. NFT hiện đang bùng nổ trên thế giới. Đầu năm nay, nhà đấu giá nổi tiếng Christie's (Anh) đã bán bức ảnh NFT có tên Everydays: The First 5.000 Days của nghệ sĩ người Mỹ Beeple (tên thật là Mike Winkelmann) với giá kỷ lục 69,3 triệu USD.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Anjos kiếm được 708.000 USD cho một bộ sưu tập NFT từ album mới nhất có tên là YOU của mình. Đây là số tiền nhiều hơn tổng doanh số bán album trong 10 năm trước đó của nghệ sĩ này. Được biết, đến nay Anjos đã kiếm được khoảng 1 triệu USD từ NFT.

Nhưng khát vọng của Anjos với NFT không chỉ là tiền. Nghệ sĩ này mong muốn sử dụng công nghệ blockchain để thay đổi cách hoạt động của ngành công nghiệp âm nhạc, đặc biệt là thành phần như các đại lý, đội ngũ luật sư và các giám đốc điều hành phòng thu. Theo Anjos, đây là những thành phần khiến cho số tiền mà các nghệ sĩ kiếm được bị giảm đi cũng như làm gia tăng xu hướng cho vay nặng lãi của thông qua hình thức tài trợ của các hãng thu âm.

“Nếu chúng tôi có thể xây dựng lại hệ thống của ngành công nghiệp âm nhạc, tất cả những thành phần trung gian đó sẽ phải cạnh tranh với những mã code” - Anjos cho biết trên. 

Nghệ sĩ này cho rằng mặc dù các hãng thu âm mang đến nhiều điều tốt đẹp nhưng chính họ từ lâu đã vờ như các nghệ sĩ không xứng đáng được trả công một cách công bằng. “Nếu tôi là họ, tôi sẽ rất sợ hãi bởi không hiểu điều gì sẽ xảy đến với mình” - Anjos nói.

Nghệ sĩ này cùng với một loạt những cái tên khác trong lĩnh vực âm nhạc như Deadmau5, Grimes và Tory Lanez góp phần gia tăng nhanh chóng danh sách các nghệ sĩ kiếm được hàng triệu USD trực tiếp từ những người hâm mộ mình. Theo Business Insider, nhà sản xuất nhạc dance điện tử kiêm DJ Justin Blau - người còn được biết đến với nghệ danh 3lau - đã bán một bộ sưu tập NFT bao gồm 33 NFT cho phép người mua nhận các bản ghi vinyl phiên bản giới hạn các bài nhạc chưa được phát hành và tiếp cận với những trải nghiệm đặc biệt vào tháng 2/2021. Blau đã kiếm được 11,6 triệu USD từ thương vụ này. 

Sự thay đổi đối với nghệ sĩ có thể giúp họ ngăn đà sụt giảm nguồn thu gắn từ các trang phát nhạc trực tuyến như Spotify và Apple Music vốn trả ít hơn 1 cent (khoảng 232 VND) cho mỗi lượt nghe nhạc, các nghệ sĩ cũng sẽ mất 1 năm doanh thu từ việc lưu diễn.

NFT đầu tiên mà Anjos bán được có tên là Elephant Dreams và thu về 26.000 USD. “Trên Spotify, tôi phải mất 3 năm mới có thể kiếm được số tiền này” - Anjos cho biết.

{keywords}
RAC kiếm được hơn 700.000 USD từ album YOU thông qua phát hành NFT. Ảnh: Jules Davies/ Bloomberg.

Sắp có cuộc cách mạng trong làng âm nhạc?

Vickie Nauman - người sáng lập CrossBorderWorks, một công ty tư vấn âm nhạc kỹ thuật số - cho biết dịch vụ phát nhạc trực tuyến có thể mang đến hiệu quả tốt đối với những ngôi sao lớn trong làng nhạc. Tuy nhiên, với các nghệ sĩ nhỏ, họ sẽ “thực sự gặp khó khăn” trong khi đó, với phần lớn những nghệ sĩ đường phố mô hình này là “không dành cho bạn”. “Hiện tại, hầu hết các hãng thu âm hướng có tầm nhìn xa đều có những nhóm NFT để đánh giá các đối tượng, các video hoặc bài hát có thể được biến thành NFT” - bà Nauman nói.

Việc chuyển sang phát trực tuyến ban đầu được các hãng thu âm sử dụng như là giải pháp chống lại chuyện Napster khi công ty này cho phép bất kỳ ai cũng có quyền tải các bản ghi nhạc miễn phí lên internet.

 “Mô hình kinh doanh giải trí bỏ ra 9,99 USD một tháng để có thể nghe tất cả mọi thứ được ngành công nghiệp âm nhạc coi trọng và xem như là cách tốt nhất để giúp người nghe tránh việc vi phạm bản quyền. Nhưng chúng tôi đang ở đỉnh điểm, điểm tới hạn trước khi rời khỏi mô hình này” - bà Nauman nêu quan điểm.

Theo bà Nauman, ngành công nghiệp âm nhạc có xu hướng phát triển chậm chạp và quan liêu, trong khi các nghệ sĩ như RAC hoàn toàn có thể theo xu hướng công nghệ mới vì lợi ích của họ.

“Các nghệ sĩ có thể ngay lập tức tham gia khi công nghệ mới xuất hiện và sử dụng chúng để gia tăng lợi thế cho mình. Đó là lý do tại sao tôi rất hào hứng với NFT” - Nauman cho hay.

Đối với Anjos - người từng tự mình chế tạo một sản phẩm chạy hệ điều hành Linux khi mới 13 tuổi - ý tưởng về phần mềm nguồn mở luôn có ý nghĩa. 

“Tôi đã chứng kiến những gì đã xảy ra với Napster và việc các hãng lớn có khả năng đóng cửa nó vì đó là điểm trung tâm thất bại của họ” - Anjos nói. 

Sau đó, BitTorrent xuất hiện cung cấp cho người dùng công cụ để tải xuống phim hoặc các bài hát trên mạng theo giao thức ngang hàng (Peer-to-Peer). Anjos nhận ra rằng BitTorrent là không thể ngăn cản vì có rất nhiều người muốn sử dụng nó. Ý tưởng tương tự đã kích thích anh đến với công nghệ blockchain.

 “Đây là sự tiếp nối của chủ đề này. Về mặt lý tưởng, chúng được liên kết với nhau” - Anjos nhận định. 

Khi phát hiện ra Ethereum và khả năng lưu trữ các hợp đồng thông minh tự động thực hiện các chức năng nếu đáp ứng các điều kiện thích hợp, chẳng hạn như tự động phân chia doanh thu giữa các thành viên trong ban nhạc của bạn mỗi khi bán được đĩa hát, Anjos đã bị ám ảnh.

“Nếu bạn có thể nghĩ ra điều gì đó, bạn có thể xây dựng nó trên Ethereum (một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ blockchain). Khoảnh khắc tỏa sáng đối với tôi là, ‘Ồ, chúng ta có thể xây dựng lại ngành công nghiệp âm nhạc’” - Anjos cho biết

Vào năm 2017, Anjos đã phát hành album EGO thông qua Ujo Music - nơi cho phép người hâm mộ mua tác phẩm bằng tiền điện tử Ether. Album này cũng được anh rao bán bằng USD trên các nền tảng như iTunes.

NFT mang đến cho nghệ sĩ những quyền lực gì?

Một yếu tố chính của những gì blockchain đã kích hoạt là ý tưởng về sự khan hiếm kỹ thuật số. Không giống như một tệp MP3 có thể được chia sẻ hàng triệu lần, một tệp kỹ thuật số được liên kết với một chuỗi khối có một bản ghi đầy đủ về quyền sở hữu gắn liền với nó. Giống như trong thị trường nghệ thuật truyền thống, một người có thể có một bức tranh của bức tranh của họa sĩ nổi tiếng Edward Hopper và một người khác có thể có bản gốc của bức tranh đó; trong khi cả hai đều có thể được treo trên tường, chỉ một bức có giá trị. Khả năng xác lập xuất xứ đó khiến các mặt hàng như bài hát hoặc các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số trở nên đáng được sưu tầm hơn bao giờ hết.

{keywords}
Nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất âm nhạc RAC - Ảnh: Jules Davies/ Bloomberg

Điều đó đã dẫn chúng ta đến ngày hôm nay, nơi một người hâm mộ RAC đã trả 2.250 USD cho một bản sao của album YOU mới phát hành và sẽ chỉ có 100 bản như vậy mà thôi. Mặc dù người mua có thể tạo và bán các bản sao, nhưng chúng sẽ không được định danh và do đó sẽ không có giá trị nhiều.

Ngoài khả năng sưu tầm, Anjos cũng đang sử dụng các khả năng có được từ các tệp kỹ thuật số khan hiếm để tạo ra âm nhạc theo một cách mới. Với bản thu âm Circular, Anjos cung cấp cho người hâm mộ nhiều sự lựa chọn: tác phẩm dưới hình thức một bản phối tổng thể và kèm theo cả những phần trong bài hát được độc diễn bằng piano hoặc guitar. Mỗi người có thể sở hữu một phiên bản khác nhau và những người này sau đó có thể tự mình thực hiện các thay đổi trong tác phẩm miễn là tuân thủ một số ràng buộc do Anjos đặt ra, ảnh hưởng đến toàn bộ bài hát. Về cơ bản đây là một bản phối hợp tác giữa tác giả và người mua NFT.

“Toàn bộ ý tưởng đằng sau Circular là bài hát không có phiên bản cuối cùng. Nếu bạn truy cập trang web Asynch Music hôm nay, bạn sẽ nhận được một phiên bản khác với ngày hôm qua. Bạn không thể làm điều đó trên Spotify” – Anjos kết luận.

 Một điều khác bạn không thể làm trên Spotify là kiếm 83.718 USD từ bản nhạc chính - mức giá cuối cùng trả cho NFT mà sẽ trực tiếp vào tài khoản của Anjos.

Tiềm năng thu nhập đó đã giải phóng cho Anjos, giúp anh để làm bất cứ điều gì mình muốn một cách sáng tạo: “Tôi đã cảm thấy mình có rất nhiều tự do”. 

“Hiện tại, nghệ sĩ có quyền lựa chọn, điều mà trước đây họ không có. Nghệ thuật đang phát triển vì công nghệ và công nghệ sẽ phát triển vì nghệ thuật. Đó là điều thực sự thú vị” - Nauman nói

Theo Anjos, anh không có bất cứ vấn đề gì với ngành công nghiệp âm nhạc, nhưng anh muốn thay đổi cách thức các hãng thu âm cho những nghệ sĩ vay tiền với giá cắt cổ để thu âm như hiện nay. Album BOY của Anjos có chi phí thu âm là 80.000 USD. 

“Đây là một số tiền nhỏ nhưng tại sao số tiền đó lại được tài trợ với tỷ lệ 50%? Thật là nực cười. Các khoản vay thường được cấu trúc theo những cách “bạn không bao giờ trả hết” - Anjos cho biết. 

Để giúp các nghệ sĩ đồng nghiệp định hướng tiềm năng NFT, Anjos đã thành lập một tổ chức kỹ thuật số có tên là 6 chuyên về các mã định danh không thể thay thế vào tháng 3/2021.

“Một khi chúng ta dân chủ hóa việc cung cấp tài chính cho nó, rất nhiều thứ khác sẽ xảy ra. Đó là một nơi tốt để bắt đầu khắc phục các vấn đề của ngành công nghiệp âm nhạc” - Anjos kết luận.

Minh Nguyễn (theo Bloomberg)

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap