Hôm 14/11,ịphạttriệuUSDdogắnchợMarketplacevớbảng xếp hạng vdqg indonesia Giám đốc cạnh tranh EU Margrethe Vestager cho biết, bằng cách liên kết Facebook với chợ Marketplace, Meta đã "áp đặt các điều kiện thương mại không công bằng" đối với các nhà cung cấp khác.
Bà nói thêm, công ty mẹ Facebook làm vậy để trục lợi cho dịch vụ Marketplace, mang lại những lợi thế mà người khác không theo kịp. “Điều này là bất hợp pháp”, bà khẳng định.
Meta cho biết sẽ kháng cáo, đồng thời chỉ ra “quyết định của Ủy ban châu Âu không cung cấp bằng chứng về tác hại cạnh tranh đối với các đối thủ hoặc bất kỳ tác hại nào đối với người tiêu dùng".
Cuộc điều tra chống độc quyền kéo dài của EU đối với Meta được khởi động vào năm 2019 sau những cáo buộc từ các đối thủ về việc “ông lớn” công nghệ Mỹ đang lạm dụng sự thống trị bằng cách cung cấp các dịch vụ miễn phí trong khi thu lợi từ dữ liệu mà họ thu thập trên nền tảng.
Vào tháng 12/2022, Ủy ban châu Âu đưa ra cáo buộc ban đầu đối với Facebook vì sử dụng dữ liệu được thu thập miễn phí - chủ yếu từ các doanh nghiệp – rồi bán quảng cáo cho người dùng, vi phạm luật chống độc quyền.
Đây là một trong những cuộc điều tra cuối cùng được bà Vestager giám sát. Bà sẽ rời khỏi ủy ban trong vài tuần tới sau một thập kỷ điều hành.
Trong nhiệm kỳ của mình, bà Vestager đã nhiều lần nhằm vào những công ty công nghệ lớn nhất thế giới như Apple, Google và Microsoft.
Ủy ban châu Âu xác định Meta"thống trị thị trường mạng xã hội cá nhân (...) cũng như trên thị trường quảng cáo hiển thị trực tuyến trên mạng xã hội quốc gia".
Facebook Marketplace, ra mắt năm 2016, là một nền tảng phổ biến để mua và bán đồ cũ, đặc biệt là các mặt hàng gia dụng như đồ nội thất. Meta lập luận môi trường hoạt động của họ có tính cạnh tranh cao.
Công ty liệt kê các nền tảng như eBay, Leboncoin ở Pháp và Marktplaats ở Hà Lan là "đối thủ đáng gờm".
Meta đối mặt với hàng tỷ USD tiền phạt tại châu Âu vì hàng loạt vi phạm trong những năm gần đây. Vào tháng 9, công ty bị phạt hơn 100 triệu USD do liên quan đến vụ xâm phạm bảo mật dẫn đến mật khẩu người dùng bị lộ.
Tháng 1/2023, hãng bị phạt hơn 400 triệu USD do một số vi phạm. Tháng 5/2023, chủ sở hữu Facebook bị phạt hơn 1 tỷ USD do vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu chung GDPR.
Dù vậy, các vụ kiện thường mất nhiều năm để khép lại và Meta đang trong quá trình kháng cáo các khoản phạt này.
Song, cũng có những lần Meta phải chịu thua. Tại Mỹ, công ty đạt thỏa thuận với FTC năm 2019 và nộp phạt 5 tỷ USD, đồng thời áp dụng các quy định bảo mật mới.
EU công bố hình phạt với Meta trong bối cảnh chuyển giao quyền lực diễn ra tại Mỹ và châu Âu.
5 năm qua, các nhà quản lý EU đã thông qua đạo luật mang tính bước ngoặt - Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số - nhằm kiềm chế Big Tech và thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ địa phương.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát kỳ vọng ủy ban mới, dự kiến bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm trong vài tuần tới, sẽ sử dụng giọng điệu hòa giải hơn trước những lo ngại bị chính quyền Donald Trump trả đũa.
(Theo FT, TechCrunch)