Triển khai đồng loạt nhiều hoạt động ở cả ba trụ cột
Phát biểu tại sự kiện,àMauđẩymạnhchuyểnđổisốphụcvụdịchvụcôngtrựctuyếxem bóng đá đức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cho biết, năm 2022, Ngày Chuyển đổi số quốc gia được triển khai trên toàn quốc với chủ đề: “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.
Xác định Chuyển đổi Số là xu thế tất yếu, tỉnh Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp tạo đột phá trên cả 3 trụ cột: Chính quyền Số, Kinh tế Số và Xã hội Số.
Hưởng ứng những giá trị được mang lại từ lợi ích của việc ứng dụng công nghệ số vào phục vụ dịch vụ công trực tuyến, Cà Mau đã thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến, sáng tạo trong địa bàn tỉnh và đã đạt được một số thành tích nhất định.
Để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số, Cà Mau đã triển khai việc thiết lập đăng ký tài khoản cho tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID để thực hiện việc định danh người dùng và nộp hồ sơ trực tuyến; triển khai việc đăng ký tài khoản ngân hàng cho các cơ quan, đơn vị có thu phí, lệ phí và thiết lập tài khoản của các đơn vị thụ hưởng được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cà Mau triển khai gần 2.400 chữ ký số chuyên dùng cho cá nhân, tổ chức. Hệ thống Thư Điện tử Công vụ cấp trên 12.100 tài khoản cho cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan Nhà nước (tăng 218 tài khoản). Ngoài ra đã hoàn thành 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo Ðề án 06 và 8/12 dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh…
Đáng chú ý, tỉnh đã triển khai tổng số 84 thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Quy trình mô hình thực hiện thủ tục hành chính phi địa giới hành chính gồm các bước sau: tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau. Hồ sơ sau đó sẽ được Trung tâm tiếp nhận và chuyển đến đơn vị cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Sau khi đơn vị cấp huyện hoàn tất giải quyết thủ tục hành chính, kết quả sẽ được luân chuyển ngược lại. Việc luân chuyển hồ sơ hoàn toàn trực tuyến thông qua liên thông thủ tục hành chính trên mạng, tuân thủ theo hướng dẫn của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đối với hoạt động kinh tế số của tỉnh Cà Mau, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ trên 8%, vượt so với mục tiêu đề ra. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; số người dân, doanh nghiệp sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt có bước phát triển, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch. Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp gần 225.000 tài khoản sử dụng dịch vụ Mobile Money; trên 25.000 tài khoản sử dụng dịch vụ chữ ký số công cộng cho người dân, doanh nghiệp. Các ngân hàng mở gần 1.2 triệu tài khoản cho tổ chức, cá nhân…
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi Số tỉnh Cà Mau, việc triển khai Ðề án 06 trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay cơ bản bám sát tiến độ, bước đầu đạt một số kết quả nhất định, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao. Việc công khai, minh bạch hồ sơ thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa và trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để người dân tra cứu thông tin, hồ sơ được thuận lợi, từ đó nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính luôn đạt trên 99%.
Nhờ đó, thứ hạng theo Bộ Chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử của tỉnh Cà Mau những tháng đầu năm 2023, do Văn phòng Chính phủ công bố trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia tăng so với trước. Cụ thể, tỉnh Cà Mau đạt 83,4/100 điểm, tăng hơn 25 điểm so với năm 2022, dẫn đầu cả nước.
Chú trọng đưa chuyển đổi số đến với các đối tượng thụ hưởng
Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cho biết, địa phương xác định chuyển đổi số là phục vụ người dân, doanh nghiệp nên chú trọng đưa chuyển đổi số đến với đối tượng thụ hưởng.
Để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp vào quá trình chuyển đổi số, tỉnh Cà Mau đã tăng cường đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu và đồng hành vào quá trình chuyển đổi số tại địa phương.
Trong đó, các cấp, các ngành, địa phương chú trọng nâng cao hiệu quả trong hoạt động cung cấp dịch vụ công, chuyển đổi từ mô hình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) truyền thống sang cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng. Qua đó, nhằm tăng tính công khai, minh bạch của TTHC, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của người dân, doanh nghiệp.
Tại Bộ phận một cửa các cấp trong tỉnh đã bố trí cán bộ, công chức trực tiếp cung cấp thông tin, hướng dẫn và trả lời thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Thời điểm đầu mới triển khai thực hiện, cán bộ, công chức chủ yếu hướng dẫn theo cách “cầm tay chỉ việc” do phần lớn người dân chưa am hiểu và thông thạo các thao tác nộp hồ sơ TTHC trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tuy nhiên, nhờ triển khai quyết liệt nhiều biện pháp với phương châm “mưa dầm thấm sâu”, đã từng bước giúp người dân thay đổi thói quen từ nộp hồ sơ trực tiếp sang hình thức nộp trực tuyến và thanh toán trực tuyến trên môi trường mạng. Nếu như trước đây, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến trên địa bàn tỉnh đạt thấp thì thời gian gần đây nhờ đẩy mạnh, công tác tuyên truyền; cao điểm là việc tiếp tục triển khai thực hiện chiến dịch “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết TTHC, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Song song đó, tỉnh Cà Mau đã tích cực xây dựng, đưa vào hoạt động 343 Tổ Công nghệ số cộng đồng ở khóm, ấp với 1.610 thành viên. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người”, các Tổ Công nghệ số cộng đồng đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ, hướng dẫn tuyên truyền cho từng hộ gia đình trên địa bàn thực hiện các kỹ năng số cơ bản như: Dịch vụ công trực tuyến; mua sắm trực tuyến; thanh toán trực tuyến; tự bảo vệ mình trên không gian mạng... Cùng với sự hỗ trợ của mạng lưới Tổ Công nghệ số cộng đồng, nhận thức, kỹ năng số cơ bản của người dân từng bước cải thiện.
Bên cạnh triển khai hoạt động hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến, tờ rơi tuyên truyền… Trung tâm tập trung nguồn lực hướng dẫn sử dụng 25 dịch vụ công thiết yếu của Ðề án 06 (nhất là thủ tục hành chính gắn liền với khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như đăng ký xe, hộ chiếu, đất đai…); thiết kế clip hướng dẫn toàn bộ giao dịch của 25 dịch vụ công này, trong đó, nhấn mạnh lỗi dễ mắc phải trong thực tiễn giao dịch, ông Hồ Chí Linh nêu cụ thể.
Cùng với sự hỗ trợ của mạng lưới Tổ công nghệ số cộng đồng, nhận thức, kỹ năng số cơ bản của người dân từng bước cải thiện. Hiện nay, tỷ lệ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cài đặt, sử dụng ứng dụng chính quyền điện tử như CaMau-G, VNeID, sàn thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán điện tử, phần mềm VnCare, đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia… ngày càng được nâng lên.
Cà Mau đặt mục tiêu thực hiện chuyển đổi số toàn diện nhưng không “cào bằng”; xác định và giao chỉ tiêu cụ thể, phù hợp đối với từng sở, ngành, địa phương; tham khảo giải pháp hay từ các tỉnh, thành phố có kinh nghiệm, xếp thứ hạng cao về chỉ số DTI áp dụng thí điểm, từng bước hình thành phương pháp riêng. Tỉnh không cứng nhắc, rập khuôn mà sẽ căn cứ điều kiện thực tiễn về tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương xác định, xây dựng kế hoạch và lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp để áp dụng.
Bên cạnh ưu tiên hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, xây dựng kho dữ liệu dùng chung, kho dữ liệu mở để đưa vào vận hành, sẵn sàng kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, Cà Mau đang tiên phong trong tổ chức triển khai các nền tảng số phục vụ phát triển du lịch…
Cùng với cả nước, Cà Mau đã và đang nắm bắt thời cơ để công nghệ số thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần đưa tỉnh cực Nam Tổ quốc phát triển nhanh, bền vững.
Cửu Long