Cô gái Việt ‘chốt’ vị trí quản lý ở Anh dù chưa học hay làm tại châu Âu _bxh u21 việt nam
Trước đó,ôgáiViệtchốtvịtríquảnlýởAnhdùchưahọchaylàmtạichâuÂu bxh u21 việt nam tại thời điểm nộp đơn xin việc, Lan Anh chưa học và làm ở Vương quốc Anh ngày nào.
Ngã rẽ bất ngờ và 1 tháng tìm việc
Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương năm 2015, Lan Anh đi làm 5 năm ở Việt Nam, sau đó qua Singapore học MBA.
Trong quá trình học, Lan Anh đi thực tập khoảng 9 tháng, và đó là kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài duy nhất của cô.
Khi chuyển qua London vì lý do gia đình, Lan Anh có phần sốc. Tuy nhiên, cô mau chóng bắt tay vào tìm việc, một quá trình“có thể nói là nhanh, nhưng không hề dễ dàng”, kéo dài khoảng 1 tháng.
Nhờ học MBA nên CV, profile LinkedIn… của Lan Anh đều đã có sẵn và chỉnh sửa hoàn thiện bởi bộ phận Dịch vụ việc làm của ĐH Quốc gia Singapore (NUS) từ trước đó.
Cô cũng đã xác định rõ điểm mạnh của bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
“Mình nghĩ 50% thành công nằm ở khâu này, vì một hồ sơ với kinh nghiệm phù hợp, trình bày rõ ràng, chuẩn, không chỉ giúp bạn vượt qua được vòng sơ tuyển mà nếu vào những vòng trong, bên nhân sự cũng sẽ nhìn vào CV đó để phỏng vấn.
Lời khuyên của mình là nếu ai đang đi học, hãy tận dụng hết mức bộ phận Dịch vụ việc làm của trường. Nếu không, bạn có thể tìm dịch vụ ở ngoài hoặc tham gia vào các chương trình hỗ trợ, hoặc nếu bạn thấy ai hợp thì cứ mạnh dạn liên lạc. Đã tham gia thì phải chủ động hết mức”.
Theo Lan Anh, lợi thế của cô là CV và chuyên môn, bất lợi là chưa có kinh nghiệm làm việc ở châu Âu, không hiểu văn hoá, không hiểu khách hàng, không hiểu về thị trường lao động.
“Mình thấy đa phần bất lợi của mình đến từ việc chưa biết. Vậy chưa biết thì hỏi, và việc mình cần làm, đó là tìm người để hỏi” - Lan Anh chia sẻ.
Cô chủ động mở rộng mối quan hệ để tìm kiếm thông tin bằng cách tham gia vào rất nhiều nhóm, cả người Việt và người nước ngoài.
“Mình có sẵn một danh sách câu hỏi như: tìm việc ở Anh như thế nào? Đại lý và khách hàng ở Anh ra sao? Lương bao nhiêu? Anhchị đã xin được việc ở Anh như thế nào?…
Bất cứ ai mình thấy có nền tảng tương tự hay đã viết bài chia sẻ, có tiềm năng giúp đỡ ở một khía cạnh nào đấy thì mình đều mạnh dạn inbox”.
Hành trình tạo nên cuộc sống mơ ước
Lan Anh tìm việc trên LinkedIn, bắt đầu bằng việc kết nối với bộ phận nhân sự của các công ty mà cô quan tâm, các đại lý tuyển dụng, những người đang làm công việc cô muốn làm.
“Mỗi khi nhấn 'connect', mình đều để lại ghi chú nói rõ mình là ai, tại sao mình muốn liên hệ với họ. Mình tìm được việc hiện tại nhờ liên hệ với sếp của sếp trên LinkedIn”.
Một đầu mục nữa mà Lan Anh thực hiện là để chế độ báo việc (job alert) với các từ khóa mà cô quan tâm, sau đó mỗi ngày sẽ có công việc báo về email. Cô dành thời gian đọc kỹ, tìm kiếm thông tin về công ty, thậm chí về cả người tuyển dụng nếu được. Nếu tìm được người phụ trách tuyển dụng, cô chủ động liên hệ rồi nộp CV thẳng cho họ.
“Mình không có 1 CV nộp cho tất cả các công việc, mà là 1 CV riêng được chỉnh cẩn thận cho vị trí đó và công ty đó. Thậm chí với một số công việc mình rất thích, mình viết hẳn thư xin việc ghi rõ lý do tại sao mình phù hợp, gửi kèm CV luôn, để nếu họ mở ra thì đọc thư xin việc đầu tiên, xong mới tới CV”.
Để quản lý cảm xúc, Lan Anh đặt khung giờ cố định, cụ thể là từ 2-5h hàng ngày chỉ để tìm việc. Cô ghi rõ những việc cần làm mỗi ngày, làm xong là gấp máy, đi chơi, đi ăn hoặc đi tập, không nghĩ đến nữa. Cô dành thời gian nói chuyện với những người cùng hoàn cảnh và cả những người không cùng hoàn cảnh. Đôi khi, cô gọi điện về nhà, trò chuyện với các cháu… để kéo mình ra khỏi lo lắng.
Trong quá trình tìm việc, cô đã trò chuyện với rất nhiều người. Có tới 80% nói là với điều kiện như của cô, qua Anh phải bắt đầu lại từ đầu, hoặc tốt lắm là nhân viên chứ không bao giờ có chuyện “nhảy” thẳng vào vị trí quản lý.
“Vì thế, lúc đầu, mình cũng chỉ nhắm tới các vị trí nhân viên (senior), điều hành (executive)… Tuy nhiên, mình vẫn nghĩ có thể làm được hơn thế, có mức lương tốt hơn thế.
Mãi cho đến khi mình nói chuyện với một bạn và bạn ấy bảo có mất gì đâu mà không nộp hồ sơ, mình mới lấy lại sự tự tin, nộp cả hồ sơ cho vị trí quản lý. Kết quả là mình đã thành công”.
Hiện nay, Lan Anh còn có một website mang tên Lanh_corner, nơi cô chia sẻ kinh nghiệm du học, xin việc, làm việc ở nước ngoài với các bạn trẻ, và về "hành trình tạo nên cuộc sống mơ ước"của chính cô.
Du học sinh 'săn' việc ở nước ngoài: Hàng nghìn đơn ứng tuyển cho 1 vị tríCạnh tranh với hàng nghìn ứng viên để có 1 vị trí việc làm; mất 3-4 tháng trải qua các vòng tuyển dụng, việc “săn” việc ở nước ngoài chưa bao giờ là dễ dàng.