Tình yêu của nữ hiệu trưởng với mái trường nghề
Nhiều năm nay,ữhiệutrưởngvàkhátvọngđàotạothếhệhọcsinhgiỏinghềkèo bóng đá cúp c1 chị Nguyễn Thị Hồng (SN 1975), hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế (Bắc Giang) coi trường không chỉ là nơi làm việc mà còn như ngôi nhà thứ hai.
Chị Hồng từng công tác ở Phòng Giáo dục huyện Yên Thế. Năm 2008, chị chuyển về Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế. Khi đó, ngôi trường mới thành lập nên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển sinh.
Chị Hồng (áo dài xanh) cùng đồng nghiệp trong Đại hội đại biểu huyện Yên Thế nhiệm kỳ 2020 - 2025. |
“Hiệu trưởng cũ là người rất tâm huyết với sự nghiệp dạy nghề. Tôi vốn hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nên cũng tham mưu nhiều biện pháp phù hợp cho bác. Với các chính sách tuyên truyền, vận động… trường bắt đầu thu hút học sinh”, chị Hồng chia sẻ.
Chị nhớ lại, thời gian đầu, để có đầu ra và cơ hội cho học sinh thực tập, chị chủ động đến các doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Giang và một số tỉnh lân cận kết nối, cũng như học hỏi mô hình làm việc của họ. Sau đó chị vạch ra kế hoạch giảng dạy, tuyển sinh…
Khi đã có kiến thức và hiểu sâu về lĩnh vực dạy nghề, chị bắt đầu kế hoạch tuyên truyền. Ngày thứ Bảy và Chủ nhật chị đến từng nhà, từng xã vận động các gia đình cho con em đi học.
Quãng thời gian mới liên hệ doanh nghiệp, nhiều nơi vẫn còn lưỡng lự, chưa muốn hợp tác. Chị Hồng phải đi lại nhiều lần, phân tích cho doanh nghiệp những thuận lợi khi tuyển chọn lao động có tay nghề. Nhờ đó, danh sách các doanh nghiệp liên kết với trường ngày càng mở rộng.
Khi được doanh nghiệp ủng hộ rồi, chị tiếp tục quay sang giải quyết vấn đề học sinh đi thực tập ra sao? Vì các em còn nhỏ, chưa chín chắn, nếu không hướng dẫn kỹ có thể xảy ra sai sót trong quá trình thực tập.
Đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng trường nghề, chị Hồng luôn mong mỏi đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. |
Trước những vấn đề này, chị Hồng tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ năng mềm cho các em trước khi đi thực tập. Nhiều doanh nghiệp tiếp nhận học sinh của trường đều có phản hồi tốt. Họ đánh giá các em có ý thức kỷ luật, nhanh nhạy trong nắm bắt kỹ thuật hiện đại.
“Nhiều người bảo tôi sao phụ nữ lại đi làm trường nghề cho vất vả nhưng tôi nghĩ đây là nghề chọn người, càng làm tôi càng say. Mong muốn của tôi là đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời giúp các em học sinh hoàn cảnh khó khăn thay đổi cuộc sống qua việc học nghề”, chị Hồng bộc bạch.
Đối tượng học sinh của trường phần lớn là hộ nghèo và con em đồng bào dân tộc miền núi. Gia đình họ không đủ điều kiện cho con cái theo học. Chị Hồng đến tận nhà vận động các phụ huynh cho con mình học.
Chị kể, có một trường hợp học sinh khiến chị nhớ mãi. Hoàn cảnh gia đình em khó khăn. Một ngày, em bất ngờ bỏ học, chị tìm đến nhà động viên em quay lại trường. Em nói mình hỏng xe, không có phương tiện đi học nên đành nghỉ. Chị liền rút tiền túi mua tặng học trò chiếc xe đạp, quần áo và xin sách vở cho em.
“Ngày ấy, trường chưa có bếp ăn như bây giờ. Mỗi buổi trưa tôi đưa em vài chục ra quán mua cơm ăn. Nay trường cũng hỗ trợ bữa ăn cho vài em có hoàn cảnh như vậy”.
Bằng cách làm như vậy, chị Hồng tạo được lòng tin với các gia đình. Người này rỉ tai người kia, đưa con em đến trường đăng ký học.
Nhiều học sinh quá khó khăn, chị sẵn sàng cho mượn tiền đóng học phí. Một số trường hợp ở nhà hư, hỗn với bố mẹ nhưng từ ngày học ở trường, nhờ sự tận tình của thầy cô, bản tính dần thay đổi, ngoan và biết suy nghĩ.
Đến nay, số học sinh đang theo học hệ song bằng của trường khoảng 1.500. Hiện tỉ lệ học sinh ra trường hàng năm có việc làm ngay chiếm 95%. Các lứa học sinh đã ra trường nhiều em có cuộc sống ổn định, một số em tự tạo lập việc làm bằng cách mở trang trại, mở xưởng, thu nhập tốt.
Những kết quả đó khiến chị có động lực và thêm yêu công việc mình lựa chọn. Năm 2015, chị được đề bạt lên vị trí hiệu trưởng của trường.
Mặc dù trường đã có những thành công đáng khích lệ nhưng nữ hiệu trưởng vẫn còn nhiều mối suy tư, trong đó có chính sách cho học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc miền núi đi học nghề.
Cụ thể, học sinh dân tộc miền núi học tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ gạo, tiền ăn, tiền ở theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Nhưng đối tượng học ở trường nghề thì chưa được hưởng các chế độ theo Nghị định này.
Khối học nghề cũng có Quyết định 53/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng chỉ áp dụng cho học sinh nội trú.
“Tôi mong Nhà nước có các chính sách, chế độ hỗ trợ cho các em học sinh miền núi đi học nghề hoặc được hưởng chế độ như các trường hợp học văn hóa, để các em đỡ thiệt thòi”, chị Hồng bộc bạch.
Khát vọng đào tạo thế hệ học sinh giỏi kỹ năng nghề
Một tấm gương điển hình của người phụ nữ mang sứ mệnh lan tỏa kỹ năng nghề là chị Đỗ Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Thủy lợi (Khoái Châu, Hưng Yên).
Chị Tuyết về trường công tác từ năm 1997, dạy nghề Điện công nghiệp. Thời gian còn giảng dạy, chị đạt giải Nhì giáo viên giỏi cấp Quốc gia vào năm 2000.
Sau 15 đứng trên bục giảng, năm 2012 chị được bổ nhiệm lên vị trí Hiệu phó. Năm 2016, chị chính thức giữ vị trí Hiệu trưởng.
Hiện tổng số học sinh, sinh viên đang theo học ở trường là 3.500 em. Trong những năm gần đây, trường có tỉ lệ tuyển sinh mô hình 9+ lớn. Trung bình trường tuyển sinh từ 800 - 1.000 học sinh hệ 9+/khóa.
Hiệu trưởng Đỗ Thị Tuyết |
Chị Tuyết chia sẻ, để đạt được những kết quả đó, chị và đội ngũ lãnh đạo nhà trường cùng tập thể cán bộ, giáo viên và các em học sinh đã có sự đồng lòng, quyết tâm cao.
Chị cùng Ban giám hiệu nhà trường đưa ra các kế hoạch và triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút học viên. Trường tổ chức các chương trình trải nghiệm cho các em học sinh về thăm quan và trải nghiệm mô hình đào tạo.
Song song với đó là tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp ở trường cấp 2.
Nữ hiệu trưởng cũng mong mỏi thời gian tới Nhà nước có các chính sách, tạo điều kiện cho giáo viên trường nghề được dạy luôn văn hóa cho hệ 9+. Giáo viên nhà trường có đủ điều kiện về trình độ, bằng cấp và chuyên môn để đứng lớp.
Ngoài vấn đề này, chị cũng bày tỏ sự trăn trở với việc nâng cao năng lực tự chủ, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, giáo viên nhà trường. Vì giữ chân được cán bộ, giáo viên rất khó khăn. Các doanh nghiệp săn đón giáo viên, sẵn sàng trả họ 20 triệu/tháng, trong khi lương ở trường rất thấp.
"Để thu hút người học, chăm lo tốt đời sống giáo viên là một việc khó khăn nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ. Lúc nào mệt mỏi quá, tôi lại nghĩ đến các học trò, để tự động viên bản thân”, nữ hiệu trưởng tâm sự.
Chị Tuyết thừa nhận, cũng có lúc đứng trước những khó khăn, bản thân chị cũng yếu đuối, muốn buông tay nhưng tình yêu với nghề đã giữ chị lại. Bao nhiêu mệt mỏi, căng thẳng chị cố gắng quên đi, tiếp tục sát cánh cùng mọi người đưa ngôi trường từng bước khẳng định vị thế trong lĩnh vực đào tạo nghề.
"Ngoài công việc, người phụ nữ còn có thiên chức chăm lo gia đình, con cái. Nếu đảm đương vị trí quản lý, thời gian dành cho con và gia đình sẽ eo hẹp. Tôi thường lập phương án làm việc khoa học để dung hòa giữa 2 bên. May mắn là chồng tôi luôn ủng hộ, sát cánh để vợ được sống với đam mê ", chị Tuyết bày tỏ.
Chị tâm sự, khát vọng lớn nhất của mình là đào tạo được nhiều thế hệ học sinh giỏi nghề, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
Quang Sơn