Việt Nam bàn chuyện thúc đẩy công nghệ mở cho 5G_kết quả giải vô địch ngoại hạng anh

Các nhà mạng cho hay,ệtNambànchuyệnthúcđẩycôngnghệmởkết quả giải vô địch ngoại hạng anh mục tiêu ra đời của Open RAN là để tạo điều kiện cho nhiều đối tác được tham gia vào việc nghiên cứu và sản xuất thiết bị viễn thông 5G - sân chơi trước đây vốn chỉ thuộc về một số ít nhà sản xuất trên thế giới. 

Viettel1.jpg
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng chuẩn mở. Ảnh: VT

Trước đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, các quốc gia chỉ có thể có niềm tin số khi công nghệ họ sử dụng là công nghệ mở. Công nghệ mở là để các quốc gia có thể làm chủ công nghệ mà mình sử dụng. Hiện nay, nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó dùng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia. 

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng chuẩn mở.

“Với một nước đi sau như Việt Nam chúng ta mà muốn đi trước thì phải đứng trên vai những người khác. Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng của chúng ta. Với định hướng này, Việt Nam sẽ phát triển thành quốc gia công nghệ, dựa trên và thừa hưởng tri thức nhân loại nhưng cũng đóng góp cho tri thức nhân loại”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Quang, Phó Tổng giám đốc Viettel High Tech cho biết, Viettel High Tech và đối tác chiến lược Qualcomm đã làm chủ công nghệ Open RAN và sẵn sàng thương mại hóa thiết bị trạm gốc 5G gNodeB, dựa trên nền tảng chipset tiên tiến từ Qualcomm. 

“Mạng viễn thông là huyết mạch của hạ tầng số quốc gia. Việc tự chủ công nghệ và sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là sứ mệnh của Viettel, đưa Việt Nam tiến xa hơn trong chiến lược quốc gia “Make in Viet Nam”. Trước dự án Open RAN với Qualcomm, Viettel đã phát triển và làm chủ hệ thống các trạm gốc 4G, 5G, triển khai thành công trên mạng lưới của mình. Đây là những bước đi vững chắc giúp Viettel hiện thực hóa tầm nhìn làm chủ công nghệ, đặt nền móng cho ngành viễn thông quốc gia”, ông Nguyễn Minh Quang nói.

Ông Quang cho biết thêm, trong xu thế Open RAN, Viettel và Qualcomm đã hợp tác để phát triển thiết bị 5G Open RAN, giúp mở rộng mạng lưới viễn thông với khả năng tùy biến cao, linh hoạt trong tích hợp, đảm bảo chuẩn quốc tế. Viettel có điểm mạnh về khả năng làm chủ hệ thống và triển khai nhanh chóng các giải pháp trên chính mạng lưới của mình, trong khi Qualcomm sở hữu kinh nghiệm tối ưu hóa các nền tảng chipset vô tuyến. Sự hợp tác này không chỉ mang tính chiến lược mà còn thể hiện quyết tâm chung, khi mà sản phẩm trạm gốc 5G của chúng tôi đã sẵn sàng thương mại hóa, mở ra một chương mới trong ngành viễn thông không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các thị trường quốc tế.

“Chúng tôi hy vọng sự kiện 5G Open RAN Connect lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ là một bước tiến lớn, tạo điều kiện để các chuyên gia từ Viettel, Qualcomm, và các đối tác toàn cầu kết nối, hợp tác và chia sẻ những kiến thức tiên tiến nhất về xu hướng Open RAN”, ông Quang nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thiện Nghĩa Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ TT&TT) cho biết, nếu như năm 1999 chỉ có 2% dân số Việt Nam có thiết bị di động, nhưng hiện đã có 98% dân số có thiết bị di động và mức độ phủ sóng lên đến 99%. 

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa cho rằng, hiện thị trường thiết bị 5G đang nằm trong tay 3 nhà cung cấp thiết bị lớn nên rất khó để cho doanh nghiệp mới tham gia thị trường này. Nhưng với Open Ran sẽ giảm hệ sinh thái của 1 đối tác duy nhất, đảm bảo tính linh hoạt cho nhà mạng. Việc hợp tác Viettel và Qualcomm đóng góp tích cực vào hệ sinh thái này.   

Phát biểu về việc hợp tác giữa Viettel và Qualcomm để thúc đẩy Open RAN, bà Lynne Gadkowski, Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho hay, Open Ran đang được chính phủ nhiều nước ủng hộ. Hai bên Viettel và Qualcomm sẽ đóng góp nhiều về hành trình công nghệ trong lĩnh vực viễn thông. Năm 2025, Việt  - Mỹ sẽ kỷ niệm hợp tác và sự kiện hợp tác này sẽ mang lại công nghệ tiên tiến và mở ra cơ hội giúp cho Việt Nam tiến bước trong chuyển đổi số. Hiện có 25.000 thiết bị Open Ran được Viettel triển khai để cung cấp cho thị trường Việt Nam và cung cấp ra thị trường thế giới, nâng cao uy tín của Việt Nam trong sản xuất thiết bị viễn thông 5G. 

Bà Lynne Gadkowski cho rằng, mạng 5G cần thúc đẩy vùng phủ và hiệu quả chi phí, mở ra việc phát triển đô thị thông minh, y tế, giáo dục… 5G sẽ được phát triển và hiện diện rộng rãi tại Việt Nam. Chúng ta đã có hai thập kỷ hợp tác giữa Viettel và Qualcomm và sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, cùng nhau thúc đẩy tương lai số bền vững và thích ứng. 

Đề cập đến vấn đề này, Bà Jeanette Whyte, Giám đốc về Chính sách của GSMA tại Châu Á Thái Bình Dương cũng khẳng định, ngày càng có nhiều nhà mạng triển khai Open Ran, đây sẽ là xu hướng trên thế giới. Open Ran giúp các quốc gia và các nhà mạng chuyển đổi mạng lưới của mình. Công nghệ này tách rời phần cứng và phần mềm để giúp các nhà mạng linh hoạt chọn đối tác và giảm giá thành đầu tư.

Tuy nhiên, Open Ran cũng đối mặt với những rào cản như độ tin cậy, mức độ tích hợp vào hệ thống, chất lượng mạng lưới… nhưng các quốc gia đang phối hợp với nhau để chung tay xóa bỏ những trở ngại này.  Bên cạnh đó, để thúc đẩy Open Ran cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý của các quốc gia.