Dùng AI tái hiện chân dung hoàng đế, danh tướng Việt Nam_tỷ lệ kèo trực tiếp
Những ngày đầu năm mới,ùngAItáihiệnchândunghoàngđếdanhtướngViệtỷ lệ kèo trực tiếp cư dân mạng đang lan truyền hình ảnh về các hoàng đế, danh tướng Việt Nam được phục dựng bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Thông qua nét vẽ bằng AI, từ những bức tranh, tượng thờ, chân dung các vị hoàng đế như Đinh Tiên Hoàng, Mai Hắc Đế, Lý Nam Đế, Gia Long,... hay các danh tướng Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão,... hiện lên sống động. Qua đó, giúp người thời nay có góc nhìn mới về những nhân vật tưởng chừng như chỉ xuất hiện trong các câu chuyện lịch sử.
Tác giả của bộ ảnh này là Phạm Sơn, một kỹ sư 8X đang làm việc tại Hà Nội. Anh Sơn cũng chính là người đã phục chế hình ảnh các anh hùng liệt sĩ và giúp làm "sống lại" các nhà thơ Xuân Quỳnh, Quang Dũng, Chế Lan Viên bằng công nghệ AI.
Chia sẻ với VietNamNet, anh cho biết, ý tưởng phục dựng bộ ảnh này ban đầu chỉ xuất phát từ mục đích muốn tri ân và tưởng nhớ tới tiền nhân. “Xuân về nhớ tiền nhân để tri ân, có họ thì đất Việt mình mới có hôm nay”, Phạm Sơn nói.
Khi bộ ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người cho đây là một phương thức giáo dục trực quan, giúp các bạn trẻ gần gũi hơn với lịch sử Việt Nam. Mặc dù vậy, cũng có không ít bình luận bày tỏ quan điểm rằng, nét vẽ của AI chưa thực sự "thuần Việt", khiến hình ảnh danh nhân Việt Nam có nét hao hao các nhân vật trong phim cổ trang Trung Quốc.
Theo anh Sơn, khó khăn nhất khi phục dựng hình ảnh “người xưa” chính là ở vấn đề bối cảnh, trang phục. Do thiếu sử liệu về trang phục cổ Việt Nam, bộ ảnh khi ra đời không thể tránh khỏi thiếu sót.
Trước những phản hồi trái chiều từ phía cộng đồng mạng về việc bộ ảnh có phần thiếu chất Việt, anh cho hay, Việt Nam và Trung Quốc vốn có tương đồng văn hóa nên việc vay mượn lẫn nhau về yếu tố trang phục là không tránh khỏi.
Tác giả bộ ảnh cũng cho hay, để tạo ra những bức ảnh bằng trí tuệ nhân tạo, việc đầu tiên cần làm là xử lý để tăng chất lượng hình ảnh gốc. Tiếp đến, cần sử dụng công cụ AI để lên màu, giúp hình ảnh đẹp hơn.
Ở bước cuối cùng, người thực hiện sẽ dùng đến các công cụ AI như Midjourney hoặc Stable Diffusion để xử lý. Công đoạn này giúp hình ảnh thành phẩm có sắc thái rõ ràng hơn. Đây là lúc cần đến các thông tin đầu vào như trang phục, bối cảnh, sắc mặt, độ tuổi, giới tính,... nhằm làm tăng độ chính xác.
Theo anh Sơn, khi bộ ảnh các hoàng đế, danh tướng Việt Nam dưới nét vẽ AI được công bố, nhiều người xem đã gửi đến anh các góp ý dựa trên hiểu biết của họ về trang phục người Việt cổ.
"Tôi sẽ tiếp thu những ý kiến này để cải thiện bộ ảnh. Ai cũng muốn các danh nhân phải đẹp và chất Việt hơn", anh cho biết.
Dưới đây là hình ảnh một số vị hoàng đế, danh tướng Việt Nam đã được anh Sơn tạo dựng nhờ công nghệ AI:
Hình tượng rồng biến hóa qua nét vẽ của trí tuệ nhân tạoQua các ứng dụng AI, chỉ cần vài từ khóa bạn đã có thể tạo ra được ngay bức hình con rồng rất đẹp, với muôn kiểu sắc thái mà một họa sĩ thông thường không dễ gì nghĩ ra để vẽ được như vậy.