Nghị quyết về dùng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư BT_chivas – tigres

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 160/NQ-CP về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư (NĐT) thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.

Cụ thể,ịquyếtvềdùngtàisảncôngthanhtoánchonhàđầutưchivas – tigres việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho NĐT thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) được ký kết theo quy định của pháp luật trước 1/1/2018 mà chưa hoàn thành việc thanh toán thì tiếp tục thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng BT đã ký kết. Việc thực hiện đảm bảo theo đúng quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan đang có hiệu lực tại thời điểm ký kết hợp đồng BT.

{keywords}
Nếu phát hiện vi phạm (vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước, xây dựng, quản lý đất đai, đấu thầu, đầu tư công, quản lý tài sản công và pháp luật liên quan khác...) thì phải điều chỉnh hoặc hủy hợp đồng BT…(Ảnh minh hoạ).

Đối với các hợp đồng BT được ký kết từ 1/1/2018, trong đó có điều khoản sử dụng tài sản công để thanh toán thì yêu cầu các bộ, ngành địa phương rà soát lại nội dung của hợp đồng đảm bảo tuân thủ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, pháp luật về đất đai, pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

Trường hợp nội dung hợp đồng BT phù hợp với quy định của pháp luật thì tiếp tục thực hiện thanh toán theo quy định của hợp đồng BT; trường hợp nếu có nội dung chưa phù hợp với các quy định của pháp luật thì phải đàm phán điều chỉnh lại nội dung hợp đồng BT cho phù hợp với các quy định pháp luật nêu trên.

Đối với các dự án BT đã hoàn thành việc lựa chọn NĐT theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị quyết 160 này có hiệu lực nhưng chưa ký hợp đồng BT, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng BT đảm bảo tuân thủ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, pháp luật về đất đai, pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương (cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BT) và NĐT các dự án BT chịu trách nhiệm rà soát lại các hợp đồng BT đã ký kết và đang thực hiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm (nếu có); đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; không làm thất thoát tài sản công, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm.

Trường hợp phát hiện có vi phạm nhưng chưa gây thất thoát tài sản nhà nước thì phải điều chỉnh lại hợp đồng BT. Nếu phát hiện vi phạm (vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước, xây dựng, quản lý đất đai, đấu thầu, đầu tư công, quản lý tài sản công và pháp luật liên quan khác...) thì phải điều chỉnh hoặc hủy hợp đồng BT, kịp thời thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Chính phủ giao Bộ Tài chính có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo nghị định về sử dụng tài sản công để thanh toán cho các NĐT thực hiện dự án BT theo đúng Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 9/9/2018 của Chính phủ.

Thuận Phong  

Bất cập dự án BT: Bảng giá đất chỉ bằng 30-50% giá thị trường

Bất cập dự án BT: Bảng giá đất chỉ bằng 30-50% giá thị trường

“Bảng giá đất” của các địa phương hiện nay đều chỉ bằng khoảng 30-50% giá thị trường, nếu áp dụng cho mọi thửa đất, khu đất như cách làm hiện nay để thanh toán cho dự án BT thì có thể làm thất thoát ngân sách Nhà nước.