Cúp C1

Môn đạo đức trong chương trình giáo dục phổ thông mới_ban ket c1

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Môn đạo đức trong chương trình giáo dục phổ thông mới_ban ket c1

- Trong chương trình giáo dục phổ thông mới,ônđạođứctrongchươngtrìnhgiáodụcphổthôngmớban ket c1 môn Giáo dục công dân(ở cấp Tiểu học gọi là môn Đạo đức, ở THCS là môn Giáo dục công dân, ở THPT là môn Giáo dục kinh tế và pháp luật) nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Học sinh phải hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm và các năng lực của người công dân Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội theo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới, đặc biệt là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

{keywords}
 Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn đạo đức ở bậc tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển cảm xúc tích cực, ý thức đúng đắn về những chuẩn mực hành vi đạo đức.

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Đạo đức và Giáo dục công dân là môn học bắt buộc; Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Học sinh phải đạt năng lực phát triển bản thân; năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, năng lực điều chỉnh hành vi pháp luật; năng lực giải quyết vấn đề về kinh tế cũng như các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Ở bậc tiểu học, môn Đạo đức giúp học sinh hình thành và phát triển cảm xúc tích cực, ý thức đúng đắn về những chuẩn mực hành vi đạo đức; cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập và sinh hoạt phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, quy định của pháp luật, quy luật của tự nhiên và xã hội.

Ở THCS, môn Giáo dục công dân giúp học sinh có ý thức tự điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân; hình thành, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh; thích ứng một cách linh hoạt với xã hội biến đổi và thực hiện mục tiêu, kế hoạch của bản thân trên cơ sở các giá trị đạo đức, quy định của pháp luật.

Theo đó, ở hai bậc học này môn Giáo dục công dân nhằm định hướng học sinhvào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Ở THPT, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật giúp học sinh có được tình cảm, nhận thức, niềm tin và bản lĩnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật; có được năng lực thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân; có kỹ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kỹ năng sống.

Ngoài ra, trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của mình.

Yêu cầu người dạy phải chú trọng tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá, phân tích, khai thác các thông tin, xử lý các tình huống thực tiễn, các trường hợp điển hình của cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống học sinh;

Coi trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm của người học để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kỹ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó tự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai;

Vận dụng các hình thức giáo dục theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường; tăng cường các sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, công tác đoàn, đội của học sinh; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo ra sự hứng thú cho học sinh; Kết hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội.

Bộ GD- ĐT cho biết, để dạy môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên có thể nghiên cứu kỹ chương trình và tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng là hoàn toàn có thể thực hiện được chương trình và triển khai kế hoạch giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng nội dung dạy học cụ thể trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở từng lớp, từng trường, từng địa phương.

Tuy nhiên lớp học cần được trang bị các tư liệu và đồ dùng dạy học gồm: tranh; ảnh; băng, đĩa; sách, tài liệu tham khảo có nội dung giáo dục về đạo đức, kỹ năng sống, kinh tế, pháp luật và đầu đĩa DVD; máy chiếu projector; màn hình tivi; giá để thiết bị; giá và nẹp treo tranh, ảnh; các văn phòng phẩm khác.

Việc đánh giá kể quả môn Giáo dục công dân sẽ được giác định trên mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt đặt ra cho mỗi lớp học. Cụ thể, đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra, bài tập thực hành, bài tập nghiên cứu,... ) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng, cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày;

Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng;

Kết quả đánh giá sau mỗi học kỳ và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Đạo đức. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.

Lê Huyền

Chương trình các môn học ở phổ thông đổi mới thế nào?

Chương trình các môn học ở phổ thông đổi mới thế nào?

Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành.

copyright © 2025 powered by PhongThuyBet   sitemap