Chiều 22/8,ệtNamtổchứcđàotạogiảngviênthiếtkếchipbándẫxem bóng đá live Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC, Bộ Kế hoạch & Đầu tư) đã tổ chức khai giảng Chương trình đào tạo giảng viên về thiết kế vi mạch.
Theo đó, từ nay đến tháng 10/2024, giảng viên từ 18 trường đại học được lựa chọn trong Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn sẽ tham gia vào một khóa đào tạo về thiết kế vi mạch dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia quốc tế.
Các trường đại học công nghệ hàng đầu tại Việt Nam như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã,... cũng sẽ nhận được gói hỗ trợ bản quyền phần mềm thiết kế bo mạch (PCB) từ Siemens để nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực, phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.
Theo bà Đàm Thị Hồng Lan - Giám đốc Công ty Công nghệ Vietbay, đại diện phía đơn vị tổ chức, dự kiến khóa học đầu tiên về thiết kế vi mạch sẽ có sự tham gia của 30 giảng viên. Tuy nhiên, lượng giảng viên đăng ký tham gia khóa học thực tế gấp đôi so với kế hoạch. Điều này cho thấy nhu cầu và sự quan tâm của các giảng viên tới khóa đào tạo thiết kế chip bán dẫn.
Sau khóa đào tạo, Việt Nam sẽ có thêm nhiều giảng viên, chuyên gia được tiếp cận toàn diện với công nghệ mới nhất của thế giới. Họ sẽ có thể tự tin ứng dụng và đào tạo lại cho các kỹ sư, sinh viên, từ đó đóng góp nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những nền tảng quan trọng của nền kinh tế hiện đại, là “trái tim” của cuộc cách mạng công nghệ, cơ sở cho sự phát triển của nhiều ngành công nghệ cao.
Việt Nam hiện đang là điểm đến mới của ngành công nghiệp bán dẫn, với nhiều thế mạnh như vị trí địa chính trị chiến lược, có lực lượng lao động trẻ dồi dào, am hiểu công nghệ, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, cơ chế đầu tư thuận lợi cho các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.
Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam xác định ưu tiên đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu, mà còn là bước đi chủ động và mang tính đột phá nhằm xây dựng vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn.
Trước khi khai giảng khóa học thiết kế vi mạch cho đội ngũ giảng viên, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cũng đã phối hợp tổ chức nhiều khóa đào tạo về thiết kế chip bán dẫn với sự tham gia của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Qorvo, Cadence, ARM, Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Silicon Valley (Hoa Kỳ),...
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, khóa đào tạo giảng viên thiết kế vi mạch bán dẫn là một trong những hoạt động làm sâu sắc mối quan hệ giữa "Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp", vì mục tiêu chung là đào tạo ra hàng nghìn nhân sự tài năng cho ngành bán dẫn Việt Nam.
Trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, nhà trường đóng vai trò trung tâm, doanh nghiệp đóng vai trò đồng hành, hỗ trợ, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
“Hoạt động này cũng nhằm tạo ra sự “đột phá của đột phá” trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tôi rất lạc quan về cơ hội của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị ngành bán dẫn toàn cầu và giấc mơ Việt Nam thành công ghi danh trên bản đồ công nghệ toàn cầu sẽ không còn xa", Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ.
Cách hiện thực hóa mục tiêu 50.000 kỹ sư bán dẫn Việt NamĐể đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn, theo các chuyên gia, yếu tố then chốt chính là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp.