Đến Australia với đôi bàn tay trắng,àngtraiđixesangcứuvớtđờiôngchủViệtkiềuởtrờiTâkết quả j league đôi vợ chồng trẻ đã miệt mài trong nhiều năm để gây dựng một cơ ngơi đáng nể.
Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
Nữ trinh sát xinh đẹp kể phút đấu trí nghẹt thở với trùm buôn lậu
Chuyện tình trên căn gác nhỏ của cặp đôi phố cổ
Bước ngoặt của người đàn ông xa xứ
Trời chưa sáng. Đường xá vắng hoe. Bên trong tiệm bánh KP ở khu vực Carindale (Brisbane, Australia) đèn sáng choang. Chúng tôi đứng bên ngoài nhìn vào. Người đàn ông trung niên đang mải mê với công việc.
Dường như không một giây phút nào ông nghỉ tay. Từng miếng bột, từng chiếc bánh chưa nướng, từng sản phẩm ra lò... tất cả do một mình ông quán xuyến.
Tiệm bánh KP |
Ông vẫn miệt mài với công việc, không hề hay biết có người đang nhìn mình. Đến khi chúng tôi gõ vào cửa kính nhiều lần, ông mới nhìn ra. Ông nở nụ cười thật tươi, giơ cao cánh tay vẫy chào và mở cửa...
Theo ông qua nhiều tủ hàng, chúng tôi vào được bên trong. Trước mắt chúng tôi, ở giữa nhà là chiếc bàn lớn bên trên có nhiều mâm bột đã nhào sẵn.
Xung quanh dọc theo tường nhà, hàng loạt máy, lò nướng đã hoạt động. Ở một góc khuất, một phụ nữ đứng tuổi cũng đang tạo dáng cho từng chiếc bánh.
"Bà xã tôi đó", ông giới thiệu. Chị gật đầu chào kèm theo nụ cười thân thiện.
Ông Hùng và bà Thảo với các công đoạn hình thành một ổ bánh. |
"Chúng tôi bắt đầu một ngày làm việc từ lúc 0 giờ. Nghề làm bánh rất quan trọng ở khâu chuẩn bị bột. Tôi nhồi tất cả các loại bột theo nhu cầu của khách.
Sau khi có bột, theo từng loại, bà xã và tôi cùng tạo ra bánh rồi tiếp tục những công đoạn khác trước khi đưa bánh vào lò", ông cho biết.
Ông là Trương Hoàng Hùng (55 tuổi) quê quán Long Xuyên, An Giang. Ông Hùng đến Australia vào năm 1993 với đôi bàn tay trắng, không nghề nghiệp, không vốn liếng.
Trải qua 25 năm trên xứ người, ông đã có một cơ ngơi vững vàng, một gia đình êm ấm. Được như thế, ông đã phải làm việc rất nhiều.
Ông kể cho chúng tôi nghe những ngày đầu tiên tha hương phải làm bất cứ công việc gì để mưu sinh. Một trong những việc giúp ông qua được giai đoạn khổ ải nhất là nghề may.
Ở Australia không có chiếc xe hơi riêng xem như bị cùm chân. Nhưng không có tiền mua xe, hàng ngày ông phải đi bộ, xe buýt và các phương tiện vận chuyển công cộng để đến nơi làm việc. Mỗi ngày, ông phải làm nhiều giờ để có thêm thu nhập.
Một lần, trong lúc rỗi rảnh, ông dạo chơi một vài nơi và gặp một thanh niên gốc Việt đi chiếc xe khá sang trọng. Theo đánh giá của nhiều người, chiếc xe này có giá khoảng trên 100.000 Aud (đô la Australia).
Ông nhìn người thanh niên này vừa tò mò vừa ngưỡng mộ. Ông lân la làm quen để tìm hiểu xem anh ta làm nghề gì mà có thể giàu đến thế.
Người thanh niên này kém ông 5 tuổi, thật thà nói với ông: Nghề bánh mì. Anh ta cũng cho biết thêm chỉ trong một thời gian ngắn, lợi nhuận từ kinh doanh bánh mì đã giúp anh còn mua được một căn nhà trị giá 800.000 Aud.
Ý tưởng thoát kiếp nghèo lóe lên và ông đã mạnh dạn đề nghị với anh thanh niên xin được theo học nghề.
Người thanh niên đồng ý. Vậy là mỗi ngày cứ từ 0g ông Hùng có mặt tại lò và chỉ trong 6 tháng, ông nắm bắt được mọi bí quyết của nghề nghiệp để rồi chính nghề này đã tạo ra cho ông sự nghiệp như hôm nay.
Ông chủ người Việt trên đất Australia
Bà Phương Thảo, vợ ông, vừa làm xong mấy chiếc bánh. Cho vào khay, ông đặt vào nơi riêng để bột nở đúng độ.
Tiệm bánh mì giúp vợ chồng ông Hùng mua được nhà, xe, nuôi hai con ăn học ở Úc. |
Ông tiếp tục lấy mấy khay bột đã nở cho vào nướng. Toàn bộ lò nướng và các thiết bị sử dụng trong khâu chế biến đều chạy bằng điện.
Ông Hùng cho biết, các thiết bị này hiện nay đã cũ kỹ nếu không muốn nói là lạc hậu. Tuy nhiên do thao tác lâu ngày đã nhuần nhuyễn nên ông thấy chưa cần nâng cấp.
Mở cửa lò lấy ra một mẻ bánh đã chín, ông Hùng cho vào mâm đưa ra phía trước trưng bày.
Vừa làm ông vừa nói: "Anh có nghĩ rằng tiệm bánh này là nơi tôi học nghề, thành nghề và không lâu trở thành chủ tiệm không?
Tôi theo học nghề do anh Hoành chủ tiệm chỉ dạy. Mỗi ngày một món bánh, tôi cẩn thận tiếp thu và kín đáo ghi chép lại thành một tập với đầy đủ các bí quyết. Cũng nhờ vừa khéo tay vừa sáng dạ nên chỉ trong 6 tháng tôi có thể trở thành thợ chính.
Bánh mì chờ đưa vào lò. |
Lúc này, tôi chính thức làm cho tiệm bánh của anh Hoành. Có lần anh có việc cần phải về Việt Nam vài tháng, anh muốn giao cho tôi đứng thợ chính trong lúc anh vắng mặt.
Có lẽ chưa tin vào khả năng, anh yêu cầu tôi làm thử vài mẻ. Tôi nói không cần thử. Thế là một mình tôi làm đủ tất cả các loại bánh khiến anh ta giật mình.
Anh không ngờ tôi lại làm được. Tôi tiếp tục làm thợ cho anh Hoành thêm vài năm nữa. Tôi cũng đã mua được nhà và xe. Điều này chứng minh cho lập luận của nhiều người, chỉ có nghề bánh mì là nhanh khá nhất.
Làm được 3 năm, gia đình anh Hoành lục đục và ly hôn. Tiệm bánh phải rao bán. Có lẽ đây cũng là cơ hội để tiến xa hơn, tôi vay mượn khắp nơi được số tiền 105.000 Aud mua lại tiệm".
Từ ngày có tiệm, vợ chồng ông Hùng ra sức làm việc. Sức bán khá mạnh khiến chúng tôi phải thuê thêm người làm. Công việc làm ăn diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.
Nợ nần đã trả hết, hai con ông cũng đã thành tài. Một người đã có gia đình và một người vừa trở thành luật sư. Nhưng sau đó, họ vẫn trở về bên tiệm bánh này, nơi đã tạo ra nguồn sống của cả một gia đình.
Mấy năm gần đây việc kinh doanh của gia đình ông giảm sút vì siêu thị được mở ra kề cận. Người mua vào siêu thị mua hàng, mua luôn bánh trong đó làm cho sức bán của tiệm ông giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, dù sao nghề bánh cũng vẫn còn giúp gia đình ông sống được ở nơi đất khách quê người.
Bên trong biệt thự hơn 2.000m2 của đại gia lừng lẫy Hải Phòng
Được xây vào thập niên 30 của thế kỷ trước với diện tích 2.000 m2 gồm cả bể bơi, vườn hoa..., biệt thự của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà được đánh giá là công trình nguy nga thời bấy giờ.