Y học cổ truyền từ xưa rất coi trọng và sử dụng Anh Đào (còn gọi là quả cherry). Cuốn "Điền Nam bản thảo" viết: "Anh Đào vị ngọt,Ănloạiquảnhỏxinhđểngănngừatiểuđườnggiúpngủsoi kèo bóng đá tối nay tính ấm, chữa mọi chứng bệnh hư, có tác dụng bổ nguyên khí, nhuận da tóc, ngâm rượu uống chữa bệnh liệt nửa người, đau lưng, đau chân, tứ chi khó cử động do phong thấp".
Quả cherry có tính vị ngọt, tính ấm có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Trong quả anh đào, hàm lượng vitamin A rất cao. Chúng chứa lượng Vitamin A gấp 20 lần trong quả Việt Quất hoặc dâu Tây. Ngoài ra quả Anh Đào còn chứa beta-carotene-vitamin đặc biệt rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và làn da.
Với chất melatonin, một loại hormone có vai trò điều chỉnh quá trình thức - ngủ, giúp điều hòa giấc ngủ nên dùng anh đào sẽ giúp cho ngủ ngon hơn. Người ta thường uống 01 ly nước ép Anh Đào không đường vào buổi sáng và tối để giải quyết tình trạng mất ngủ.
Dù ở lứa tuổi nào, bộ não của bạn cũng cần được "giúp đỡ" để tránh tình trạng mất trí nhớ. Để khắc phục tình trạng "xuống cấp" đó thì quả Anh Đào là một sự lựa chọn tuyệt vời. Trong quả có chứa chất chống oxy hóa anthocyanidin rất tốt cho bộ não, giúp phòng ngừa ung thư, vì trong quả có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô.
Trái Anh Đào làm giảm cholesterol trong máu, khắc phục tình trạng vón cục máu, khiến dòng máu lưu thông trong cơ thể điều hòa, tim hoạt động đều đặn. Bởi vậy chúng làm cho trái tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Đặc biệt, đối với những người bị tiểu đường nên thường xuyên sử dụng trái cây anh đào. Trong quả Anh Đào chứa chất anthocyanidin có thể làm tăng insulin. Hoạt chất này có tác dụng chuyển hóa gluxit, gluco có trong máu nên dễ dàng giảm thiểu hữu hiệu các dấu hiệu gây ra bệnh tiểu đường.
Không chỉ quả anh đào, các bộ phận khác như hạt cherry, lá cây anh đào hay rễ cây anh đào nếu biết cách sử dụng cũng sẽ có nhiều tác dụng với sức khỏe. Chúng có tác dụng giải độc, thúc sởi mọc, phát hãn, bài nùng, tan nhọt (chỉ dùng ngoài). Uống trong phải bào chế cận thận. Với rễ cây anh đào có tác dụng điều hòa khí huyết, tẩy giun, sát khuẩn. Chủ trị: Đau bụng kinh, tắc kinh.
Một số món ăn, thức uống bài thuốc từ anh đào rất tốt cho sức khỏe:
* Phòng ngừa và làm giảm viêm khớp, gout hiệu quả: Quả Anh Đào 200g. Ăn hoặc ép nước chia uống trong ngày.
Những vận động viên điền kinh, người tập chạy bị đau hoặc những người bị viêm khớp dùng nước ép quả Anh Đào loãng 03 lần/ngày rất có lợi vì có chứa chất chống viêm sưng và giảm đau.
* Chống oxy hóa và phòng ung thư: Quả Anh Đào (tùy dùng). Ăn hoặc ép nước, chia uống trong ngày.
* Giúp ổn định tim mạch, tiểu đường: Quả Anh Đào (tùy dùng). Ăn hoặc ép nước chia uống trong ngày.
* Chữa đau bụng kinh, tắc kinh: Rễ cây Anh Đào sắc uống.
* Chữa bỏng: Quả Anh Đào tươi. Giã, ép lấy nước bôi đắp vết bỏng.
* Trị giun đũa: Rễ cây Anh Đào 10-20g. Sắc uống.
* Chữa rắn và côn trùng cắn: Lá cây Anh Đào, Rượu. Giã, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vết thương.
* Chữa mụn nhọt: Hạt Anh Đào, mài với Giấm (bắt buộc) rồi mới được bôi.
Theo Gia đình và Xã hội
7 thực phẩm cấm kỵ cho bữa sáng
Trong các thời điểm, bữa sáng được xem là quan trọng nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần tránh một số thực phẩm gây kích ứng cho dạ dày, đường tiêu hóa khi bụng rỗng.