- Nhiều phụ huynh băn khoăn với một số khái niệm về phẩm chất,ạisaokhôngđặtranănglựcphảnbiệket qua bong da net năng lựccủa học sinh được đưa ra trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thôngtổng thể.
Tại sao lại là 8 năng lực này?
Đây là câu hỏi mà anh Quang Anh đặt ra.
“Tôi không rõ tại sao lại đặt ra 8 năng lực chung này? Năng lực giao tiếp với hợp tác thường liên quan tới nhau nhưng ở đây tách làm hai. Còn năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạoghép vào nhau dường như hơi khiên cưỡng. Còn như nếu nói tới năng lực công nghệ thông tinthì tại sao không đề cập tới năng lực ngoại ngữ?”.
Anh Quang Anh cũng cho rằng, nếu đã có năng lực thẩm mỹthì tại sao lại không đặt ra năng lực phản biện - là điều mà học sinh Việt Nam đang rất yếu?
Chị Thanh Phương thì nhận xét” Tôi đọc mấy cụm từ “sống yêu thương, sống trách nhiệm, sống tự chủ”thấy rằng thì đúng là thế nhưng vẫn thấy gờn gợn. Hơn nữa, dùng từ phẩm chất có vẻ không hợp lý. Hình như có sự nhầm lẫn về khái niệm. Theo tôi, nếu dùng khái niệm phẩm chất thì phải là “yêu thương”, “trách nhiệm” và “tự chủ”, không nên có chữ “sống” đi kèm ở đây”.
Trong khi đó, anh Nam Sơn cho rằng vấn đề gần đây mọi người hay đề cập tới, đó là kỹ năng sống và có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng thì không được đặt ra.
“Ở tuổi của các em, cần đặt nặng vấn đề năng lực tồn tại cơ bản và năng lực hỗ trợ lẫn nhau để có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng. Tuổi nhỏ thì chú tâm rèn nhân cách và phát huy tố chất, sở trường nội tại của các em trước đã, những cái khác chỉ là phần thêm nếm.
Thực trạng bây giờ là nhiều em cắm đầu cắm cổ học, kiến thức nhiều nhưng ra đường rất ngu ngơ, không biết gì về xã hội xung quanh - Xe đạp không biết đi, rau lang thế nào cũng không biết vì bố mẹ lo từ miếng cơm, miếng nước hết rồi.
Chính điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực thể chất. Và năng lực hợp tác cũng sẽ khó đạt, vì các cá nhân không xây dựng được mối quan hệ thân tình bên ngoài lớp học (thông qua các hoạt động ngoại khóa hoặc giáo dục trách nhiệm với xã hội)”.
Với chị Thúy Quỳnh thì “Như thế là đủ để thành một con người được giáo dục toàn diện, tất nhiên nếu được dạy tốt, hấp thu tốt. Có điều trong xu thế hiện nay, trong thế giới phẳng này, còn một kỹ năng/ năng lực quan trọng khác mà phụ huynh rất quan tâm là kỹ năng/ năng lực hội nhập - Hội nhập mà vẫn giữ bản sắc”.
“Một phần của kỹ năng này có thể đã thấp thoáng trong ý Năng lực giao tiếp,hợp tác hay giải quyết vấn đề.Tuy nhiên, có lẽ cần nâng kỹ năng này lên bởi nó là tổng hòa nhiều kỹ năng phức hợp, từ ngoại ngữ, văn hóa tới học vấn...” – chị Quỳnh góp ý.
Phụ huynh muốn gì?
Anh Nam Sơn bày tỏ: “Tôi mong muốn con tôi: Có thể tư duy độc lập, tự lực được một số việc cơ bản. Con có mối quan tâm đến xung quanh và có ý thức tự giác đối với xung quanh. Có thể chất tốt. Con hiểu biết, có kiến thức, đặc biệt chú trọng ngoại ngữ.
Tất nhiên kỳ vọng thì cao, ai chẳng muốn con học giỏi, nhưng về cơ bản cũng chỉ cần đến vậy. Tôi mong rằng chương trình mới sẽ có thể cùng gia đình tôi thực hiện mong muốn này”.
Còn theo chị Hải Hà thì “Mục tiêu Bộ Giáo dục đặt ra hay quá, nhiều năng lực mình còn chẳng có. Nhưng kỳ thực, tôi thấy chỉ cần ít thôi. Chỉ cần một số năng lực thực sự cơ bản, lớn lên các cháu sẽ tự học tiếp. Đặt ra nhiều mục tiêu, lắm năng lực thế kia, sợ là các cháu lại phải học nhiều, nhưng rồi cũng chẳng đâu vào đâu”.
“Một học sinh được thế này thì còn mong gì nữa!” - chị Hương Giang nhìn nhận. “Tuy nhiên, tôi thấy nên có phần tư duy độc lập nữa. Trẻ con bây giờ ỉ lại lắm, chả chịu tự suy nghĩ gì cả, cái gì cũng hỏi.
Chương trình học cũng chỉ nên dạy những thứ thiết thực, chứ đừng đặt ra cao siêu quả.
Thật ra thì tôi thấy về phẩm chất, chỉ cần các con biết yêu thương và tự lập là đủ. Tự lập được thì sẽ có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Biết yêu thương thì sẽ biết nỗ lực phấn đấu”.
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung của học sinh Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: - Sống yêu thương; - Sống tự chủ; - Sống trách nhiệm. Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu sau: - Năng lực tự học; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; - Năng lực thẩm mỹ; - Năng lực thể chất; - Năng lực giao tiếp; - Năng lực hợp tác; - Năng lực tính toán; - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Trích Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể |